Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2021, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dù vậy, lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đã vững vàng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất điện, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Hoàn thành “mục tiêu kép”
Nói về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, ông Hồ Trung Đông-Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Phát triển Thủy điện Sê San nêu những thông tin khả quan: Được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao quản lý, vận hành Nhà máy thủy điện Sê San 4 có công suất 360 MW và Nhà máy điện mặt trời Sê San 4 có công suất 49 MWp, năm 2021, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể, Công ty cơ bản hoàn thành sản lượng điện sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật EVN giao đối với Nhà máy thủy điện Sê San 4 và Nhà máy điện mặt trời Sê San 4. Trong đó, sản lượng thủy điện đạt gần 1,4 tỷ kWh, sản lượng điện mặt trời đạt hơn 64 ngàn kWh.
Cùng với đó, công tác tối ưu hóa chi phí, tiết kiệm chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, sửa chữa lớn đảm bảo chỉ tiêu tiết kiệm cả năm đạt ít nhất 10% so với kế hoạch giao. Công ty cũng hoàn thành 16 danh mục sửa chữa lớn và các danh mục mua sắm bằng nguồn quỹ đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng theo kế hoạch EVN giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí. Trong năm không có sự cố gây hư hỏng thiết bị, công trình, sự cố cháy nổ, tai nạn lao động; không có trường hợp vi phạm quy trình an toàn, vận hành, sửa chữa, quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ. Công ty tuân thủ 100% quy định về quản lý điều tiết và xả lũ hồ chứa cũng như các quy định về hồ sơ môi trường.
Ông Hồ Trung Đông (thứ 3 từ trái sang)-Giám đốc Công ty Phát triển Thủy điện Sê San thăm hỏi, tặng quà cho lực lượng công nhân vận hành. Ảnh: Minh Phương
Ông Hồ Trung Đông (thứ 3 từ trái sang)-Giám đốc Công ty Phát triển Thủy điện Sê San thăm hỏi, tặng quà cho lực lượng công nhân vận hành. Ảnh: Minh Phương
Để chủ động phòng-chống dịch Covid-19, toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động Công ty Phát triển Thủy điện Sê San luôn đề cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là với dịch bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của Bộ Y tế và EVN để nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng-chống dịch bệnh hiệu quả, vừa đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định trong mọi điều kiện. Cụ thể, Công ty phối hợp với đơn vị y tế tổ chức tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 cho cán bộ, công nhân viên, người lao động; nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng bên ngoài; lực lượng trực tiếp vận hành Nhà máy thủy điện Sê San 4 làm việc, nghỉ tập trung tại Nhà máy sau ca trực và thực hiện test Covid-19 trước khi đổi ca.
Ứng phó kịp thời, hiệu quả trước dịch bệnh, tháng 9-2021, Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cán bộ-công nhân viên Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng-chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19”. Trong đó, đảm bảo 100% cán bộ, công nhân viên cam kết thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch, không để đơn vị dừng hoạt động; đảm bảo chất lượng bữa ăn và sinh hoạt đối với người lao động thực hiện “3 tại chỗ”, được tiếp cận y tế và hỗ trợ tốt nhất khi bị nhiễm Covid-19. Điều này đã giúp người lao động yên tâm tham gia hoạt động sản xuất.
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San tặng 30 triệu đồng ủng hộ kinh phí mua vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống Covid-19
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San tặng 30 triệu đồng ủng hộ kinh phí mua vắc xin, trang-thiết bị, vật tư y tế phòng-chống Covid-19. Ảnh: Minh Phương
Đẩy mạnh chuyển đổi số 
Trong năm 2021, Công ty đã đưa ra những giải pháp để tăng hiệu quả làm việc từ xa, đáp ứng yêu cầu sản xuất như: sử dụng các app gọi video miễn phí (Zalo, Skype, Viber, Messenger…), tổ chức các cuộc họp online thông qua những ứng dụng Zoom, Google Meet… Các khóa đào tạo và kiểm tra nội quy, quy chế của Công ty, của EVN, kiểm tra sát hạch nghề, giữ bậc đều được tổ chức thông qua bài giảng điện tử (E-learning). “Việc tuân thủ các quy định về phòng-chống dịch trong bối cảnh hiện nay được xem là một nét văn hóa mới của Công ty, đặc biệt trong công tác vận hành. Cách thức làm việc từ xa đã có những điều chỉnh cho phù hợp để văn hóa Công ty thực sự hòa vào giá trị của mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động, từ đó xem mục tiêu của Công ty là mục tiêu phấn đấu của mình. Đây chính là nền tảng vững chắc cho việc tổ chức làm việc từ xa hiệu quả”-Giám đốc Công ty khẳng định.
Mặt khác, Công ty không ngừng ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số, 100% lãnh đạo các cấp, chuyên viên được trang bị hệ thống làm việc từ xa và phòng họp trực tuyến, 80% cán bộ có chức trách nhiệm vụ được cấp chữ ký số; 100% nhà máy thủy điện ứng dụng công nghệ thông tin trong sửa chữa theo phương pháp bảo trì hướng đến độ tin cậy (RCM)… Để thực hiện hóa đơn điện tử từ ngày 1-7-2022, Phòng Tài chính Kế toán sẽ tổ chức triển khai các bước chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và cơ quan thuế khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Việc triển khai hóa đơn điện tử góp phần giúp Công ty chuyển đổi số khi tiến hành số hóa, tự động hóa tất cả các quy trình làm việc để thay thế phương thức làm việc thủ công, kém hiệu quả như trước đây. Mọi hoạt động của Công ty từ sản xuất, quảng bá, thanh toán cho tới xuất hóa đơn đều được số hóa, đồng bộ, nhằm tối ưu quy trình quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc và tiết kiệm chi phí.
Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Sê San 4 do Công ty quản lý và vận hành. Ảnh: Minh Phương
Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Sê San 4 do Công ty quản lý và vận hành. Ảnh: Minh Phương
Ngoài ra, việc ứng dụng chuyển đổi số còn thể hiện ở việc thiết kế bài giảng E-learning, qua đó góp phần hoàn thành các mục tiêu trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động. Được Công ty Phát triển Thủy điện Sê San cũng như các đơn vị trong EVN ứng dụng nhiều năm gần đây, bài giảng E-learning đã và đang mang lại nhiều hiệu quả tích cực như: hiệu quả truyền tải thông tin cao, tránh tập trung đông người trong giai đoạn phòng-chống dịch Covid-19...  Bên cạnh các bài giảng do EVN xây dựng, Công ty cũng đã hoàn thành nhiều bài giảng riêng để người lao động có thể ôn luyện, học tập và áp dụng vào thực tiễn công việc.
Gần đây nhất, trong 2 ngày 25 và 26-11-2021, Công ty phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ Mô phỏng GVD (Hà Nội) tổ chức khóa đào tạo kỹ năng thiết kế, biên soạn và xây dựng bài giảng E-learning nhằm bổ sung nguồn nhân lực trong công tác thiết kế bài giảng điện tử, đáp ứng và nâng cao nghiệp vụ của người lao động trong giai đoạn chuyển đổi số… Với tất cả những nỗ lực đó, năm 2021, Công ty đã hoàn thành 100% nhiệm vụ chủ đề năm “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam” theo kế hoạch.
MINH PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Những bộ cồng chiêng truyền đời

Những bộ cồng chiêng truyền đời

(GLO)- Không chỉ là tài sản có giá trị về mặt vật chất, những bộ cồng chiêng còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần đối với mỗi gia đình hoặc cộng đồng. Chúng được đặt tên và gìn giữ từ đời này sang đời khác để tiếng chiêng của ông cha được ngân vang mãi.
MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

(GLO)- Đóng quân ở Tây Nguyên nhưng Lữ đoàn Thông tin 132 (Binh chủng Thông tin liên lạc) có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn 11 tỉnh, trong đó có các đảo ở Trường Sa. Để “cánh sóng“ nối Trường Sa gần hơn với đất liền, những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đang ngày đêm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ mạch nguồn liên lạc được thông suốt.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và thời tiết bất lợi nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Kbang đã cơ bản hoàn thành “mục tiêu kép“ vừa phòng-chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Mùng 3 Tết thầy

Mùng 3 Tết thầy

(GLO)- Trong ánh nắng vàng rộm của mùng 3 Tết, nhiều thế hệ học trò trong tỉnh Gia Lai hân hoan đến chúc mừng năm mới và tri ân thầy cô.
"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

(GLO)- Từ Tây Nguyên, chúng tôi vượt hàng ngàn cây số đến Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc. Trong tim tôi trào dâng xúc cảm “Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lênin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh“ (Theo chân Bác-Tố Hữu). Tôi mong quãng đường gần lại để nhanh đến Pác Bó, nơi hơn 80 năm trước, Bác Hồ đã về khơi nguồn nước cách mạng cho dân tộc, mở ra thời đại Hồ Chí Minh.
Đón Tết "con hổ" trên trận địa

Đón Tết "con hổ" trên trận địa

(GLO)- Sau tràng pháo nổ giòn là Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Nghe Bác Tôn chúc Tết, mỗi chúng tôi đều thấy lâng lâng một niềm tin chiến thắng. Không nói ra nhưng ai cũng thầm nguyện sẽ chiến đấu giỏi hơn nữa để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
"Bóng hồng" khởi nghiệp

"Bóng hồng" khởi nghiệp

(GLO)- Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều bạn trẻ thường nghĩ đến những lĩnh vực mới, độc lạ. Tuy nhiên, chị RCom H'Sonh (giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký, thị trấn Đak Đoa) và em Hoàng Thị Thu Trang (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Chư Sê) đã chọn sản phẩm truyền thống và khởi nghiệp thành công từ những ý tưởng độc đáo, bằng đam mê và đầy hoài bão.
Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

(GLO)- Sau đại thắng mùa xuân 1975, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nhanh chóng bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tại Gia Lai, chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất“ đã tạo nên làn sóng khai hoang, phục hóa sôi nổi lúc bấy giờ.