Đón Tết "con hổ" trên trận địa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau tràng pháo nổ giòn là Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Nghe Bác Tôn chúc Tết, mỗi chúng tôi đều thấy lâng lâng một niềm tin chiến thắng. Không nói ra nhưng ai cũng thầm nguyện sẽ chiến đấu giỏi hơn nữa để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Những ngày đầu tháng 12-1973, do các đợt hành quân lấn chiếm đường 5a, 5b, 20, 21 và khu vực Phú Mỹ trên đường 14 ở Nam Pleiku liên tục bị đánh bại, địch cho máy bay đánh bom xuống một số nơi trong vùng kiểm soát của ta, trong đó có hậu cứ Tiểu đoàn 16 ở phía Bắc Chư Bồ. Tuy không thiệt hại về người nhưng đơn vị lập tức được lệnh di chuyển. Đại đội 1 của tôi cùng Tiểu đoàn bộ chuyển đến một khu rừng rậm rạp phía Đông đường 15, cách Chư Ty 4 km về phía Bắc và cách đồn Tầm của địch 10 km về phía Tây Bắc. Chúng tôi tập trung làm lán trại và chỉ hơn nửa tháng, khu doanh trại với những ngôi nhà tiểu đội nửa nổi nửa chìm khung gỗ, mái tranh, vách thưng bằng nan lồ ô sáng sủa, vững chãi nép dưới tán cây xanh cùng hệ thống hầm trú ẩn, đường đi lối lại sạch sẽ đã hoàn thành. Đây là hậu cứ cơ bản của đơn vị để sau mỗi đợt chiến đấu lại về nghỉ ngơi, củng cố, huấn luyện và tăng gia sản xuất. Năm 1973 kết thúc và Tết Giáp Dần cũng sắp đến. Chúng tôi thầm nghĩ, có lẽ năm nay sẽ được đón Tết, vui Xuân trong ngôi nhà mới. Nhưng chưa ấm chỗ thì đại đội được lệnh cơ động gấp đến Chư Nghé làm nhiệm vụ chiến đấu.
Mới nghe, chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng vì căn cứ Biên phòng Chư Nghé (địch gọi là Lệ Ninh) cách Pleiku hơn 40 km về phía Tây đã bị Sư đoàn 320 san phẳng hơn 3 tháng trước. Vị trí này lại nằm sâu trong vùng giải phóng của ta, địch làm sao đến được. Đến khi được phổ biến nhiệm vụ, chúng tôi mới rõ: Chiều mùng 1 Tết Dương lịch 1974, địch cho trực thăng đổ một toán thám báo xuống Chư Nghé cắm cờ rồi loan tin: “Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đánh lui một lực lượng lớn của Việt Cộng và đã tái chiếm được căn cứ Lệ Ninh”. Một số tờ báo ở Sài Gòn còn đăng cả lá cờ ba sọc của chế độ Sài Gòn tung bay trên cột cờ căn cứ. Đây chỉ là trò lừa bịp dư luận nhằm gây thanh thế cho quân ngụy vốn đã rệu rã, bạc nhược. Song cấp trên vẫn nhắc chúng tôi cần hết sức cảnh giác, nếu chủ quan, sơ hở thì có thể địch sẽ làm thật. Vì thế, nhiệm vụ của đại đội tôi là phải khẩn trương, bí mật hành quân đến Chư Nghé sẵn sàng đánh địch đổ bộ.
Đoạn đường từ nơi đơn vị đóng quân đến Chư Nghé khoảng 30 km. Địa hình khu vực này chúng tôi khá thông thuộc, đơn vị lại đã được tham gia giải phóng Chư Nghé. Vì vậy, mặc dù đêm tối, mang vác nặng nhưng chỉ sau hơn 8 giờ hành quân, chúng tôi đã đến cổng phía Đông căn cứ. Để bảo đảm bí mật, bất ngờ, chỉ huy không đưa đại đội vào căn cứ qua cổng chính mà vòng xuống phía Nam sang cuối đường băng sân bay Sùng Thiện ở phía Tây bố trí trận địa. Mờ sáng ngày 2-1, toàn đại đội hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu. Trời vừa sáng rõ, chúng tôi đã nhìn thấy lá cờ địch treo trên cột cờ ở khu trận địa pháo cũ, phía trái đường băng. Nhiều ý kiến đề nghị cho hạ cờ địch xuống ngay. Đại đội trưởng Nguyễn Văn Đản với kinh nghiệm chiến đấu dày dạn nhìn bao quát một lượt, vẻ thận trọng: “Cứ từ từ đã!”. Nói rồi anh giao cho Phó Đại đội trưởng Trịnh Xuân Đảng tổ chức lực lượng đi kiểm tra xung quanh. Khi không phát hiện dấu vết gì của địch, anh mới giao cho Trung đội trưởng Trung đội 1 Phạm Văn Hán dẫn một tổ lên hạ cờ địch. Trung đội trưởng Hán liền dẫn 3 chiến sĩ Toàn, Nghiệp, Thắng nhanh chóng tiến về phía cột cờ. Còn cách cột cờ khoảng 5 m, Trung đội trưởng ra hiệu cho các chiến sĩ tản ra rồi anh thận trọng đi lên. Quan sát và phát hiện 3 quả lựu đạn mỏ vịt Mỹ loại nổ tức thì gài quanh chân cột, anh lần lượt vô hiệu hóa từng quả lựu đạn địch rồi vẫy các chiến sĩ lên tập trung rút chốt hãm làm cho cột cờ bằng ống thép đổ kềnh xuống sân. Anh em thu cờ địch rồi rút nhanh về trận địa.
Các đại biểu tham quan khu vực trưng bày hiện vật của trận đánh cứ điểm Chư Nghé tại Hội thảo di tích lịch sử chiến thắng Chư Nghé được tổ chức ngày 15-6-2018. Ảnh: Ngọc Sang
Các đại biểu tham quan khu vực trưng bày hiện vật của trận đánh cứ điểm Chư Nghé tại Hội thảo di tích lịch sử chiến thắng Chư Nghé được tổ chức ngày 15-6-2018. Ảnh: Ngọc Sang
Khoảng 8 giờ, 1 chiếc trực thăng “cá lẹp” từ hướng Pleiku bay lên lượn 3 vòng quanh căn cứ rồi bay đi. Trận địa vẫn im lặng vì mục tiêu của chúng tôi là quân đổ bộ. Lúc sau, 1 chiếc máy bay trinh sát L19 bay tới lượn vòng trên cao nghiêng ngó quanh căn cứ hàng giờ liền. Những ngày sau, địch tiếp tục cho máy bay trinh sát quần lượn mà không có hoạt động gì khác. Chúng tôi vẫn bí mật chờ địch. Do máy bay địch đã hạn chế bay trinh sát trực tiếp khu vực Chư Nghé nên ban ngày cũng đỡ căng thẳng, đơn vị bắt đầu cử các bộ phận đi kiếm rau cải thiện. Khu vực phía Tây sân bay là đồn điền Lệ Xuân cũ nên còn những cây mít cao to, quả sai lúc lỉu chen lẫn với cây rừng. Ở đây có con suối rộng chạy ngoằn ngoèo có rất nhiều cá, mùa này nước cạn nên anh em chỉ mang màn tuyn ra kéo là bắt được. Từ hôm đó, bữa ăn của chúng tôi có thêm mít luộc, mít muối dưa và canh cá suối. Nhưng lại có nỗi lo mới, đó là sự xuất hiện của hổ. Có thể do anh em đi cải thiện mà chúng phát hiện được và theo chân lần tới. Cứ sáng dậy đi lấy lá ngụy trang, chúng tôi lại thấy vết chân hổ in dày xung quanh trận địa khoảng vài chục mét. Những ngày sau, khoảng nửa đêm về sáng còn có tiếng hổ gầm xung quanh nghe rợn cả người. Đơn vị phải hạn chế đi cải thiện và nếu đi phải tổ chức thành tổ, mang theo súng AK để đề phòng. Ban đêm ở từng khẩu đội, tổ chức canh gác phải có 2 người, súng 12,7 mm cũng phải ở tư thế sẵn sàng đánh hổ. Suốt hàng tuần liền chúng tôi mất ngủ, thắc thỏm lo lắng vì hổ và chờ địch đến. Song, có lẽ bộ chỉ huy địch thấy màn kịch vụng về đã bị lật tẩy nên các hoạt động trinh sát thăm dò thưa dần rồi ngừng hẳn. Chúng tôi tiếp tục ở lại cho đến chiều 4-2 (30 Tết) thì được lệnh cơ động về khu vực ngầm Ia Yom, cách Chư Nghé 5 km về phía Đông phục kích đánh máy bay địch.
Việc rút khỏi trận địa cũng được tiến hành bí mật như lúc đến. Sau khi xóa hết dấu vết trận địa, khoảng 7 giờ tối, chúng tôi mới bắt đầu hành quân. Vị trí tập kết là một làng cũ của đồng bào Jrai nằm bên vệ đường 15, cách ngầm Ia Yom 2 km về phía Tây Nam. Chúng tôi về đến vị trí thì đã gần 9 giờ đêm. Cùng lúc đó, anh em đi lấy hàng Tết ở tiểu đoàn cũng vừa về tới. Ở khu làng cũ còn 1 cái nhà của đồng bào bỏ lại, đại đội phân công các trung đội triển khai công sự xung quanh. Công việc sắp xếp chỗ ở vừa tạm ổn thì đã hơn 11 giờ. Chúng tôi phân nhau canh gác rồi tập trung lại nhà đại đội đón Giao thừa. Trong ngôi nhà ấm cúng, dưới ánh sáng của chiếc đèn dầu tự tạo, chúng tôi ngồi sát bên nhau, nét mặt ai cũng tươi vui phấn khởi. Thay mặt chỉ huy đại đội, Chính trị viên Nguyễn Xuân Sơn đứng lên chúc Tết và động viên cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đoàn kết, tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Rồi chúng tôi vừa ăn kẹo, hút thuốc lá-quà tặng của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, vừa kể cho nhau nghe phong tục đón Tết của quê mình. Gần đến giờ Giao thừa, Chính trị viên Nguyễn Xuân Sơn vận to âm lượng của chiếc đài Xiong Mao đặt ngay ngắn giữa nhà. Chúng tôi im lặng lắng nghe âm thanh từ chiếc đài phát ra. Sau tràng pháo nổ giòn là tiếng nói của Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Nghe Bác Tôn chúc Tết, mỗi chúng tôi đều thấy lâng lâng một niềm tin chiến thắng. Không nói ra, nhưng ai cũng thầm nguyện sẽ chiến đấu giỏi hơn nữa để góp phần nhanh chóng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
5 giờ sáng ngày mùng 1 Tết, chúng tôi ra chiếm lĩnh trận địa. Trận địa phục kích của đại đội được bố trí trên một dải đồi cây lúp xúp đối diện với ngầm Ia Yom ở phía Đông. Ngầm này khá dài xây bằng đá nằm trên đường 5a nối Chư Nghé với Pleiku. Tháng 9-1973, ta giải phóng Chư Nghé. Ngay sau đó, địch cho Chiến đoàn 21 ngụy lên giải tỏa chiếm ngầm nhưng đã bị Trung đoàn 24 và Tiểu đoàn 631 của ta tiêu diệt. Từ đó, trên quãng đường này địch không dám nống ra nữa. Tuy nhiên, địch vẫn khống chế được vùng trời. Hàng ngày, các loại máy bay của chúng vẫn tự do hoạt động, nếu phát hiện chỗ nào khả nghi có lực lượng ta là đánh phá. Cấp trên đưa đại đội tôi về đây vừa để chủ động đánh máy bay địch bảo vệ vùng giải phóng, vừa tiếp tục đề phòng địch trở lại Chư Nghé. Khoảng gần trưa thì công sự trận địa hoàn thành. Vừa làm xong công tác chuẩn bị chiến đấu thì nuôi quân mang cơm lên. Bữa cơm ngày mùng 1 Tết của chúng tôi có thêm món thịt kho và canh xương nấu chuối rừng khá ngon miệng.
Trong suốt ngày mùng 1 Tết, địch không có hoạt động gì đáng kể, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Gần trưa mùng 2 Tết xuất hiện một tốp trực thăng từ hướng Đông Bắc bay về hướng Tây Nam nhưng xa trận địa. Sang mùng 3 Tết, ngay từ sớm, 1 chiếc máy bay trinh sát L19 từ hướng Nam bay lên lượn mấy vòng rộng quanh khu vực rồi bay đi. Khoảng 9 giờ, 1 chiếc trực thăng HU1A bất ngờ từ phía Đông bay thẳng về hướng trận địa. Toàn đại đội được lệnh về vị trí chiến đấu. Máy bay địch vẫn tiếp tục bay vào, độ cao chỉ khoảng hơn 800 m. Chờ cho mục tiêu vào đến cự ly thích hợp, Đại đội trưởng mới phát lệnh nổ súng. Tiếng hô “bắn” của Đại đội trưởng Đản vừa dứt, cả 6 khẩu súng cùng phát hỏa, những viên đạn lửa nối đuôi nhau vút lên chụp vào máy bay địch, làm nó khựng lại, rú lên, bốc cháy rồi lao xuống sườn núi phía Tây.
Bầu trời yên tĩnh trở lại. Chúng tôi nhanh chóng củng cố ngụy trang, chờ địch đến. Tới gần trưa mới thấy 1 chiếc L19 bay tới lượn mấy vòng rồi cút thẳng. Chúng tôi tiếp tục bám giữ trận địa cho tới mùng 5 Tết thì được lệnh cơ động nhận nhiệm vụ mới.
Thế là trọn Tết Giáp Dần, chúng tôi đón Xuân trên trận địa. Tuy gian khổ, căng thẳng nhưng mà vui vì ngay ngày đầu Xuân đã lập công. Với sự khởi đầu tốt đẹp của năm “con hổ”, mỗi chúng tôi đều nghĩ, chắc chắn năm nay sẽ có nhiều chiến công mới.
HÙNG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Những bộ cồng chiêng truyền đời

Những bộ cồng chiêng truyền đời

(GLO)- Không chỉ là tài sản có giá trị về mặt vật chất, những bộ cồng chiêng còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần đối với mỗi gia đình hoặc cộng đồng. Chúng được đặt tên và gìn giữ từ đời này sang đời khác để tiếng chiêng của ông cha được ngân vang mãi.
MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu  tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

(GLO)- Đóng quân ở Tây Nguyên nhưng Lữ đoàn Thông tin 132 (Binh chủng Thông tin liên lạc) có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn 11 tỉnh, trong đó có các đảo ở Trường Sa. Để “cánh sóng“ nối Trường Sa gần hơn với đất liền, những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đang ngày đêm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ mạch nguồn liên lạc được thông suốt.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và thời tiết bất lợi nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Kbang đã cơ bản hoàn thành “mục tiêu kép“ vừa phòng-chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

(GLO)- Năm 2021, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dù vậy, lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đã vững vàng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất điện, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Mùng 3 Tết thầy

Mùng 3 Tết thầy

(GLO)- Trong ánh nắng vàng rộm của mùng 3 Tết, nhiều thế hệ học trò trong tỉnh Gia Lai hân hoan đến chúc mừng năm mới và tri ân thầy cô.
"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

(GLO)- Từ Tây Nguyên, chúng tôi vượt hàng ngàn cây số đến Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc. Trong tim tôi trào dâng xúc cảm “Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lênin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh“ (Theo chân Bác-Tố Hữu). Tôi mong quãng đường gần lại để nhanh đến Pác Bó, nơi hơn 80 năm trước, Bác Hồ đã về khơi nguồn nước cách mạng cho dân tộc, mở ra thời đại Hồ Chí Minh.
"Bóng hồng" khởi nghiệp

"Bóng hồng" khởi nghiệp

(GLO)- Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều bạn trẻ thường nghĩ đến những lĩnh vực mới, độc lạ. Tuy nhiên, chị RCom H'Sonh (giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký, thị trấn Đak Đoa) và em Hoàng Thị Thu Trang (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Chư Sê) đã chọn sản phẩm truyền thống và khởi nghiệp thành công từ những ý tưởng độc đáo, bằng đam mê và đầy hoài bão.
Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

(GLO)- Sau đại thắng mùa xuân 1975, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nhanh chóng bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tại Gia Lai, chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất“ đã tạo nên làn sóng khai hoang, phục hóa sôi nổi lúc bấy giờ.