Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.

Anh hùng trong chiến đấu

Chiếc xe máy chở tôi lướt nhanh trên con đường nhựa rộng thênh thang dẫn từ ngã ba xã An Trung vào Chư Krêy. Chủ tịch UBND xã Khương Đình Huy đợi sẵn ở đầu làng Sơ Rơn để dẫn tôi đến gặp các cụ cao niên từng tham gia Đội du kích xã A3 chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ xâm lược. Vừa đi, ông Huy vừa trò chuyện: “Trong kháng chiến chống Mỹ, Chư Krêy là một phần xã A3 của khu 7-căn cứ địa cách mạng của tỉnh. Vì thế, xã có 105 người tham gia kháng chiến, 66 gia đình có công, 39 liệt sĩ. Chiếm số đông là thành viên của Đội du kích xã A3. Hiện 42 thành viên của Đội du kích còn sống, đều ở tuổi xưa nay hiếm. Trước tiên, tôi đưa anh đến gặp thành viên còn minh mẫn nhất là già Đinh Hnhơch-nguyên Bí thư Đảng ủy xã”.

Ông Đinh Hnhơch (bìa phải) và ông Đinh Drip kể với chúng tôi quá khứ hào hùng của Đội du kích xã A3. Ảnh: Hoành Sơn
Ông Đinh Hnhơch (bìa phải) và ông Đinh Drip kể với chúng tôi quá khứ hào hùng của Đội du kích xã A3. Ảnh: Hoành Sơn


Trong bộ quân phục chỉnh tề, già Hnhơch niềm nở mời chúng tôi vào nhà. Khi nghe tôi hỏi chuyện xưa, khuôn mặt già ánh lên niềm tự hào lẫn xúc động. “Mình không nhớ cụ thể thời điểm thành lập Đội du kích xã A3. Chỉ nhớ từ năm 1959, khi đang là bộ đội ở đơn vị H15 (Sư đoàn 2, Quân khu 5) thì ở xã có đội du kích rồi. Từ năm 1959 đến 1969, 2 đơn vị nhiều lần phối hợp chiến đấu ở các nơi lính Mỹ đồn trú như làng Châu, Sơ Rơn, Lơ Bơ (xã Chư Krêy) hay huyện Đak Pơ, Mang Yang. Năm 1970, mình ra quân rồi được giao làm Xã đội trưởng xã A3 và trực tiếp chỉ huy đội du kích với quân số hơn 61 người. Mình làm đến năm 1980 thì nghỉ. Chiến công của Đội du kích xã A3 thì nhiều lắm. Như hồi từ năm 1968 đến 1975, Đội phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 3 máy bay trực thăng của Mỹ tại khu 7. Song song với nhiệm vụ đánh giặc, chúng tôi nuôi giấu cán bộ, tăng gia sản xuất lương thực để tiếp tế cho bộ đội”-già Hnhơch nhắc nhớ.

Ông Đinh Drip từng tham gia Đội du kích xã A3 cũng không giấu được niềm tự hào khi nhắc về một thời khói lửa. Ông hào hứng kể: “Thời chiến tranh, ban ngày chúng tôi là dân, đêm đến là du kích. Thuở ấy, lợi dụng địa hình rừng núi hiểm trở, chúng tôi xuống tỉnh Phú Yên, qua Ayun Pa gánh muối, tải lương thực, đạn dược lên tiếp tế cho các lực lượng của ta. Có nhiều khi, đoàn tải lương thực phải đi nửa tháng mới lên đến nơi do quân địch càn quét, đánh phá ác liệt. Nhiều người bị trúng đạn hy sinh khi đang gùi thực phẩm, đạn dược. Chúng tôi còn dẫn đường cho bộ đội chủ lực hành quân qua địa bàn hoặc phối hợp đánh chiếm các đồn bốt của địch. Ngoài ra, đội còn tổ chức các trận đánh làm tiêu hao sinh lực, quấy phá địch, góp phần vào chiến thắng chung của Nhân dân ta”.

Giai đoạn 1975-1980, Đội du kích xã A3 tham gia chống FULRO. “Sau chiến tranh, FULRO chống phá rất nhiều. Chúng ở trong rừng rồi lén lút ra đốt phá nhà cửa, giết người khiến bà con trong vùng hoang mang. Do đó, Đội du kích xã lại phải tổ chức lực lượng chiến đấu. Trong 2 năm (1978-1979), chúng tôi tập trung lực lượng chiến đấu, tiêu diệt, đuổi được FULRO ra khỏi khu vực làng Châu”-già Hnhơch kể.

Với những chiến công oanh liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, năm 1976, Đội du kích xã A3 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là sự ghi nhận xứng đáng đối với những người không tiếc máu xương để giành lại độc lập, tự do cho đất nước và giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng.

Gương mẫu giữa đời thường

Khi đất nước hòa bình, bằng nhiều cách khác nhau, các thành viên của Đội du kích xã A3 tham gia công cuộc xây dựng quê hương. Có người trở về với đời thường tiếp tục hăng say lao động sản xuất phục vụ cuộc sống gia đình. Cũng không ít người chuyển sang công tác chính quyền, đoàn thể để lãnh đạo, chỉ đạo bà con khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Điểm chung của họ là sự nỗ lực trong lao động bất kể ở cương vị nào.

Diện mạo xã Chư Krêy ngày càng khởi sắc. Ảnh: Hoành Sơn
Diện mạo xã Chư Krêy ngày càng khởi sắc. Ảnh: Hoành Sơn


Già Đinh Druk (làng Sơ Rơn) từng là thành viên của Đội du kích xã A3. Năm 1980, khi dân làng vẫn chỉ biết làm lúa rẫy, ông tiên phong trồng lúa nước cạnh con suối Đak Sơ Rổ. Lúa lên xanh tốt, cho năng suất cao nên chỉ sau 2 năm, gia đình ông Druk trở thành hộ giàu nhất xã với 4 kho lúa thường trực trong rẫy nương. Thành công của ông đã làm thay đổi nhận thức người Bahnar ở xã Chư Krêy. Những cánh đồng lúa nước dần hình thành và mở rộng trên vùng đất này. Bây giờ, chạy xe một vòng quanh Chư Krêy sẽ bắt gặp những cánh đồng lúa ngút ngàn. Người dân ở xã căn cứ địa cách mạng này vẫn ghi nhớ công lao của cố Bí thư Đảng ủy xã Chư Krêy Đinh Druk bởi nhờ trồng lúa nước mà bà con không còn thường trực nỗi lo thiếu lương thực.

Còn già Đinh Hnhơch thì có 25 năm kinh qua các chức vụ quan trọng ở xã như Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND, Bí thư Đảng ủy. Ông đã cùng với lãnh đạo xã đưa ra nhiều quyết sách để người dân có cuộc sống ổn định hơn. Chủ tịch UBND xã Chư Krêy thông tin: “Bác Hnhơch rất có uy tín trong xã. Thời còn làm lãnh đạo xã, bác có công lớn trong việc vận động người dân, nhất là hộ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình, ăn ở hợp vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự… Vì vậy, dù bác đã nghỉ hưu 16 năm nhưng bà con vẫn luôn tin tưởng, kính trọng. Các sự kiện to nhỏ trong xã, người dân luôn mời bác Hnhơch đến chung vui. Chính vì thế, khi triển khai một số chương trình của xã mà thiếu sự đồng thuận của người dân, chúng tôi thường nhờ bác hỗ trợ và công việc suôn sẻ hơn”.

Ông Đinh Drip là em ruột ông Đinh Druk. Hòa bình lập lại, ông Drip quay về với công việc ruộng vườn. Dẫu vậy, với uy tín của mình, ông được bầu làm Bí thư Chi Đoàn rồi Bí thư Chi bộ thôn và giờ giữ cương vị già làng. Khi xã triển khai xây dựng nông thôn mới, già làng Sơ Rơn không ngần ngại tháo dỡ hàng rào, hiến đất mở đường để người dân đi lại thuận tiện hơn.

Không chỉ góp sức trong việc phát triển kinh tế-xã hội địa phương, một số thành viên của Đội du kích xã A3 còn góp công bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài giữ lại những bộ chiêng quý, già Hnhơch, Drip còn khuyến khích, truyền dạy cồng chiêng cho thanh niên trong làng. Riêng già Hnhơch, với thành tích nổi bật trong việc lưu giữ cồng chiêng, năm 2018, ông được Chủ tịch UBND huyện Kông Chro tặng giấy khen.

Các cựu thành viên Đội du kích xã A3 là nhân chứng sống cho quá trình xây dựng, phát triển của xã Chư Krêy anh hùng. “Qua các bác ấy mà chúng tôi hiểu hơn về lịch sử của địa phương. Chính các bác đã dẫn tôi đến hang đá trú ẩn thời chiến tranh, địa điểm bắn rơi máy bay, nơi an táng quân ta hy sinh. Tới đây, chúng tôi sẽ nhờ các bác hỗ trợ tư liệu viết Lịch sử Đảng bộ xã”-anh Bùi Kim Nhã-công chức Lao động-Thương binh và xã hội xã Chư Krêy-cho biết.

…Tôi chạy xe máy một vòng quanh xã Chư Krêy nhằm tìm lại vết tích của một thời khói lửa. Ngọn núi Brơi vẫn lặng lẽ bên cạnh làng Châu như một chứng tích của trận đánh cuối năm 1968 làm rơi 1 trực thăng Mỹ. Nơi góc núi, bằng lăng nở trắng, thoảng hương trong gió như tiếng thơm lưu mãi về những chiến công của Đội du kích xã A3 anh hùng.

 

  HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Những bộ cồng chiêng truyền đời

Những bộ cồng chiêng truyền đời

(GLO)- Không chỉ là tài sản có giá trị về mặt vật chất, những bộ cồng chiêng còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần đối với mỗi gia đình hoặc cộng đồng. Chúng được đặt tên và gìn giữ từ đời này sang đời khác để tiếng chiêng của ông cha được ngân vang mãi.
MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

(GLO)- Đóng quân ở Tây Nguyên nhưng Lữ đoàn Thông tin 132 (Binh chủng Thông tin liên lạc) có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn 11 tỉnh, trong đó có các đảo ở Trường Sa. Để “cánh sóng“ nối Trường Sa gần hơn với đất liền, những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đang ngày đêm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ mạch nguồn liên lạc được thông suốt.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Làm thêm ngày Tết

Làm thêm ngày Tết

(GLO)- Dịp Tết này, nhiều bạn trẻ ở Phố núi Pleiku chọn cách đi làm thêm để trải nghiệm và có thêm tiền trang trải cuộc sống, phụ giúp gia đình.
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

(GLO)- Năm 2021, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dù vậy, lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đã vững vàng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất điện, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Mùng 3 Tết thầy

Mùng 3 Tết thầy

(GLO)- Trong ánh nắng vàng rộm của mùng 3 Tết, nhiều thế hệ học trò trong tỉnh Gia Lai hân hoan đến chúc mừng năm mới và tri ân thầy cô.
"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

(GLO)- Từ Tây Nguyên, chúng tôi vượt hàng ngàn cây số đến Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc. Trong tim tôi trào dâng xúc cảm “Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lênin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh“ (Theo chân Bác-Tố Hữu). Tôi mong quãng đường gần lại để nhanh đến Pác Bó, nơi hơn 80 năm trước, Bác Hồ đã về khơi nguồn nước cách mạng cho dân tộc, mở ra thời đại Hồ Chí Minh.
Đón Tết "con hổ" trên trận địa

Đón Tết "con hổ" trên trận địa

(GLO)- Sau tràng pháo nổ giòn là Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Nghe Bác Tôn chúc Tết, mỗi chúng tôi đều thấy lâng lâng một niềm tin chiến thắng. Không nói ra nhưng ai cũng thầm nguyện sẽ chiến đấu giỏi hơn nữa để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
"Bóng hồng" khởi nghiệp

"Bóng hồng" khởi nghiệp

(GLO)- Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều bạn trẻ thường nghĩ đến những lĩnh vực mới, độc lạ. Tuy nhiên, chị RCom H'Sonh (giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký, thị trấn Đak Đoa) và em Hoàng Thị Thu Trang (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Chư Sê) đã chọn sản phẩm truyền thống và khởi nghiệp thành công từ những ý tưởng độc đáo, bằng đam mê và đầy hoài bão.
Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

(GLO)- Sau đại thắng mùa xuân 1975, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nhanh chóng bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tại Gia Lai, chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất“ đã tạo nên làn sóng khai hoang, phục hóa sôi nổi lúc bấy giờ.