Những bộ cồng chiêng truyền đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ là tài sản có giá trị về mặt vật chất, những bộ cồng chiêng còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần đối với mỗi gia đình hoặc cộng đồng. Chúng được đặt tên và gìn giữ từ đời này sang đời khác để tiếng chiêng của ông cha được ngân vang mãi.
Từ chiêng cổ Hơ Kam
Vừa dứt hồi chiêng, ông Đinh Văn Khul (70 tuổi, làng Nghe Nhỏ, thị trấn Kông Chro) trầm ngâm bảo: “Đây là bộ chiêng cổ Hơ Kam của người Bahnar. Dân làng quý nó vô cùng và chỉ dùng trong những dịp trọng đại. Khi trao truyền cho mình bộ chiêng này, cha mình đã dặn dò thật kỹ, rằng giữ chiêng Hơ Kam là giữ được báu vật của người Bahnar”.
Đưa tay vuốt nhẹ những vết rạn trên mặt chiêng, ông Khul bảo, bộ cồng chiêng này là vật gia truyền của gia đình có từ 5 đời trước. Thời gian khoác lên bộ chiêng một tấm áo màu trầm. “Bộ chiêng Hơ Kam chỉ có 4 cái và phải đánh kèm với những bộ chiêng lớn. Chiêng Hơ Kam có âm thanh âm trầm vang xa, âm cao lảnh lót. Dù đánh liên tục mấy ngày đêm vẫn không bị rè, méo tiếng hay chùng âm. Mỗi bộ chiêng Hơ Kam trước đây đổi 10-15 con bò. Còn bây giờ thì vô giá”-ông Khul lý giải.
Ông Đinh Văn Khul (làng Nghe Nhỏ, thị trấn Kông Chro) bên bộ chiêng cổ được truyền qua 5 đời của gia đình. Ảnh: Trần Dung
Ông Đinh Văn Khul (làng Nghe Nhỏ, thị trấn Kông Chro) bên bộ chiêng cổ được truyền qua 5 đời của gia đình. Ảnh: Trần Dung
Ở làng Nghe Nhỏ chỉ còn gia đình ông Đinh Văn Khul lưu giữ được bộ chiêng quý Hơ Kam. Già làng Đinh Plon kể: “Đối với người Bahnar, chiêng Hơ Kam là biểu tượng của sự linh thiêng, cao quý. Âm thanh của loại chiêng cổ này gắn bó chặt chẽ với đời sống tâm linh và các nghi lễ của người Bahnar như: lễ thổi tai, mừng lúa mới, đám cưới, đám ma... Để lưu giữ được bộ chiêng quý này là cả một sự nỗ lực lớn của gia đình”. Mặt chiêng Hơ Kam có cấu tạo hình tròn được đúc bằng đồng pha với đồng đen. Chiêng có núm nhỏ ở giữa. Kích thước chiêng to, nhỏ khác nhau. Chiêng nhỏ nhất chỉ khoảng 20 cm. Những chiếc chiêng nhỏ buộc dây xách bằng tay trái, tay phải cầm dùi gõ. Dùi chiêng làm bằng gỗ, đầu gõ có núm tròn bọc vải hoặc da thú. Cũng có khi không dùng dùi mà đánh chiêng bằng bàn tay, âm thanh nghe không vang to nhưng rất êm dịu và mềm mại.
Gắn bó với bộ chiêng từ những ngày còn nhỏ, ông Khul có thể thẩm âm và thuộc lòng “tính cách” của Hơ Kam. Rồi ông hào hứng kể về con trai cả của mình là Đinh Văn Dơch-người sẽ tiếp nối để lưu giữ hồn chiêng Hơ Kam. Năm nay ông Dơch đã 45 tuổi và rất am hiểu về bộ chiêng quý của gia đình mình. “Năm lên 6 tuổi, mình đã được bố và già làng kể về chiêng Hơ Kam. Mình quý và thích thú bộ chiêng này từ đấy. Khi hiểu và yêu nó thì mình dễ làm chủ từng nhịp điệu của loại chiêng này. Mình xem đây là gia tài mà ông bà để lại cho mình và con cháu sau này”-ông Dơch tự hào chia sẻ.
Cẩn thận xếp gọn bộ chiêng vào góc nhà sàn, ông Khul đưa ánh nhìn xa xăm nghĩ ngợi: “Mình nay không còn đủ sức để gìn giữ nhưng con cháu mình sẽ cố gắng gìn giữ để bộ chiêng này không bị thất truyền, quên lãng”.
Đến chiêng Hronh Char
Khi tiếng chiêng ngân vang cũng là thời khắc báo hiệu một sự kiện trọng đại đang diễn ra trong cộng đồng mà ở đó có sự giao hòa, kết nối giữa con người với đấng linh thiêng. Theo quan niệm của đồng bào Jrai, chỉ có thanh âm của chiêng Hronh Char mới có thể thực hiện được chức năng thiêng liêng ấy một cách trọn vẹn nhất. Để được “mục sở thị” bộ chiêng Hronh Char lâu đời nhất ở vùng đất Chư Prông, tôi đã tìm đến nhà ông Kpuih Vich (làng Xo, xã Ia Tôr). Năm nay, ông đã 90 tuổi, mái tóc bạc phơ điểm dấu thời gian. Dù đang đau bệnh nhưng khi nghe tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về bộ chiêng quý, đôi mắt mờ đục của ông bỗng sáng rỡ. Ông bảo con cháu đưa bộ chiêng ra giữa sàn nhà và bắt đầu câu chuyện về bộ chiêng hơn trăm năm tuổi này.
Nghệ nhân chỉnh chiêng Rơ Châm Luih bên chiếc chiêng Hronh Char. Ảnh: Trần Dung
Nghệ nhân chỉnh chiêng Rơ Châm Luih bên chiếc chiêng Hronh Char. Ảnh: Trần Dung
Bộ chiêng mà ông Vich đang lưu giữ là của ông cố để lại, được gọi là chiêng Hronh Char. Đặc biệt nhất là lòng chiêng có hình hoa pơ lang. Bộ chiêng Hronh Char gồm 15 chiếc. Điều đặc biệt là nó không thể đánh chung hay hòa lẫn vào những loại chiêng khác. “Trước đây, cha ông mình nghèo lắm. Con đông, gia cảnh khó khăn nên các thế hệ cha ông phải quần quật từ mờ sáng tới tận tối mịt vẫn chẳng đủ ăn. Nhưng chẳng ai nỡ bán, đổi bộ cồng chiêng có giá trị bằng nhiều con trâu để lấy miếng ăn. Đến đời mình cũng thế! Trước lúc về với thế giới Atâu, bố mình đã trao lại bộ chiêng Hronh Char cho mình gìn giữ. Dù khó khổ thế nào vẫn giữ nó như vật báu trong nhà. Nhiều người ở xa đánh tiếng hỏi mua nhiều tiền lắm nhưng mình không bán đâu. Đời con, đời cháu của mình cũng sẽ không bán đâu”-ông Vich khảng khái nói.
Tiếp nối. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh
Tiếp nối. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh
Nghệ nhân chỉnh chiêng Rơ Châm Luih đã đến rất nhiều buôn làng ở khắp vùng Tây Nguyên để “lên dây” cho hàng ngàn bộ chiêng lạc giọng cũng phải thán phục trước độ “chuẩn” của bộ chiêng Hronh Char hiếm hoi này. Ông Luih cho hay: “Dù được dùng nhiều trong các lễ hội nhưng bộ chiêng này vẫn không hề bị lạc nhịp. Chiêng Hronh Char bao giờ cũng được ông Vich treo ở vị trí trang trọng nhất. Với người Jrai chúng tôi, tiếng cồng chiêng đã ngấm sâu vào máu thịt rồi. Dù có đói như thế nào cũng không bán chiêng. Đó là vốn quý của ông bà mình để lại cho con cháu đời sau. Bởi vậy, việc lưu truyền từ đời này qua đời khác là điều rất thiêng liêng và đáng quý”.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu  tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Binh đoàn 15: Hành trình 37 năm trên miền biên viễn

Binh đoàn 15: Hành trình 37 năm trên miền biên viễn

(GLO)- Trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, Binh đoàn 15-đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên tuyến biên giới. Bên cạnh đó, Binh đoàn đã có nhiều việc làm ý nghĩa giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ các hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.