"Bóng hồng" khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều bạn trẻ thường nghĩ đến những lĩnh vực mới, độc lạ. Tuy nhiên, chị RCom H'Sonh (giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký, thị trấn Đak Đoa) và em Hoàng Thị Thu Trang (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Chư Sê) đã chọn sản phẩm truyền thống và khởi nghiệp thành công từ những ý tưởng độc đáo, bằng đam mê và đầy hoài bão.

Từ cách tân thổ cẩm

Cuối năm, gia đình của RCom H'Sonh (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) bận rộn hơn vì nhận được nhiều đơn đặt hàng là những bộ áo dài, váy cưới, váy maxi làm bằng chất liệu thổ cẩm. Trò chuyện với chúng tôi, chị H'Sonh tâm sự: “Mình sinh ra và lớn lên ở làng Piơm vốn có truyền thống về dệt thổ cẩm. Từ nhỏ, thấy các bà, các mẹ dệt thổ cẩm, mình rất thích. Tuy nhiên, do bận việc học, khi ra trường thì làm giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký (thị trấn Đak Đoa) nên mình tạm gác lại niềm đam mê. Năm 2016, mình quyết định làm mới thổ cẩm của dân tộc để tạo ra những bộ trang phục đẹp mắt”. Từ suy nghĩ ấy, chị H'Sonh tự thiết kế mẫu trên giấy, lên ý tưởng rồi nhờ dệt những hoa văn đẹp để may trang phục. Cô gái Bahnar tự tin mặc bộ trang phục thổ cẩm cách tân đầu tay do mình thiết kế trong ngày hội đại đoàn kết của làng đã gây ấn tượng mạnh với nhiều người.

Để trẻ em yêu mến văn hóa truyền thống, chị RCom H'Sonh (bìa phải) đã thiết kế những bộ váy cách tân, phù hợp với lứa tuổi các em. Ảnh: Phan Lài
Để trẻ em yêu mến văn hóa truyền thống, chị RCom H'Sonh (bìa phải) đã thiết kế những bộ váy cách tân, phù hợp với lứa tuổi các em. Ảnh: Phan Lài



Để có những sản phẩm cách tân như ý, chị H'Sonh đã mày mò nghiên cứu, sáng tạo các hoa văn hiện đại phối hợp với chất liệu vải truyền thống. Những họa tiết: nhà rông, người nhảy múa, bông hoa, chim muông, sông suối… được cách điệu với hình tam giác, hình mũi tên, đường lượn sóng. Ngoài thiết kế trang phục cho người lớn, chị H'Sonh còn sáng tạo mẫu đầm em bé, áo vest từ thổ cẩm và làm vỏ gối, khăn, ga trải giường. Mỗi sản phẩm đều thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại với truyền thống.

Một bộ trang phục thổ cẩm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn, họa tiết càng cầu kỳ, mất nhiều thời gian sáng tạo thì giá trị càng cao. Vì vậy, giá bán mỗi bộ trang phục từ 500 ngàn đồng đến 2,5 triệu đồng. Mỗi tháng, chị H'Sonh cùng với dì làm được khoảng 12 bộ trang phục thổ cẩm. Ngoài dùng sợi công nghiệp, chị trồng cây bông vải để lấy bông se sợi, tìm rễ cây về nhuộm vải. Thấy nhiều người có nhu cầu thuê sản phẩm thổ cẩm cách tân để mặc, chị H'Sonh mở thêm dịch vụ cho thuê đồ với mức giá 50-200 ngàn đồng/bộ.


 

Những chiếc ba lô, túi xách từ thổ cẩm truyền thống tại cửa hàng của chị RCom H'Sonh. Ảnh: Phan Lài
Những chiếc ba lô, túi xách từ thổ cẩm truyền thống tại cửa hàng của chị RCom H'Sonh. Ảnh: Phan Lài

Để việc kinh doanh thuận lợi, chị H'Sonh thường xuyên giới thiệu sản phẩm của mình trên Facebook. Người này giới thiệu cho người kia, tiệm may của chị càng lúc càng nhận được nhiều đơn hàng, có những khách hàng quen đến từ TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Chị Huỳnh Thị Hậu-giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký-cho hay: “Những bộ váy, áo dài cách tân ở tiệm chị H'Sonh khá độc đáo, ấn tượng. Trang phục có điểm nhấn là họa tiết truyền thống tạo nên sự trẻ trung, gần gũi. Mình đã mua một vài sản phẩm của chị H'Sonh để mặc và tặng bạn bè”.

Điều làm chị H'Sonh vui nhất khi gắn bó với sản phẩm thổ cẩm chính là truyền tình yêu văn hóa truyền thống cho những người trẻ trong làng. Thấy chị H'Sonh mặc những bộ trang phục bằng chất liệu thổ cẩm nhưng có sự cách tân khá độc đáo, các chị em trong làng cũng đặt may. Các đội cồng chiêng thiếu nhi trong trường học hoặc ở làng biết cô giáo H'Sonh có tiệm may đồ thổ cẩm cũng nhờ may đồng phục cho cả đội. Với những ý tưởng sáng tạo độc đáo, chị H'Sonh đã tìm được hướng đi mới cho thổ cẩm, vừa thỏa đam mê sáng tạo, vừa có cơ hội duy trì nghề dệt truyền thống. “Mình đang ấp ủ dự định mở một cửa hàng trưng bày sản phẩm thổ cẩm. Đây sẽ là nơi tạo việc làm cho lao động ở địa phương, vừa là chỗ để du khách tham quan về nghề dệt thổ cẩm”-chị H'Sonh trải lòng.

Đến men rượu truyền thống

Trong danh sách tác giả, nhóm tác giả tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lần thứ V” năm 2021 do Tỉnh Đoàn tổ chức, chúng tôi khá bất ngờ với Dự án tạo men rượu từ vỏ cây hyam của nữ sinh Hoàng Thị Thu Trang (lớp 10A4, Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Chư Sê). Bởi lẽ, men rượu từ vỏ cây hyam là sản phẩm đặc trưng của người Bahnar, trong khi một nữ sinh người Kinh lại đam mê loại nguyên liệu này và có kế hoạch khởi nghiệp khá chi tiết. Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình sản xuất và giấc mơ khởi nghiệp của nữ sinh này, chúng tôi đã đến nhà em ở làng Phăm Kleo-Ngol (xã Bar Măih, huyện Chư Sê).

Em Hoàng Thị Thu Trang (bìa trái, lớp 10A4, Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) giới thiệu sản phẩm men rượu truyền thống từ vỏ cây hyam với bạn học. Ảnh: Phan Lài
Em Hoàng Thị Thu Trang (bìa trái, lớp 10A4, Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) giới thiệu sản phẩm men rượu truyền thống từ vỏ cây hyam với bạn học. Ảnh: Phan Lài


Hoàng Thị Thu Trang mang những bánh men màu trắng đục, có mùi thơm nhờ sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên và làm hoàn toàn bằng thủ công để giới thiệu đến mọi người. Kể lại câu chuyện khởi nghiệp từ men rượu, Trang cho biết: “Gia đình em định cư ở làng Phăm Kleo-Ngol đã gần 10 năm. Năm 2019, em đến nhà bạn cùng lớp chơi, được chứng kiến quy trình làm men rượu truyền thống của người Bahnar. Tìm hiểu thì thấy còn rất ít nhà làm men rượu truyền thống, họ thường đi mua men công nghiệp ở chợ về ủ rượu cho tiện lợi. Vì thế, em đã quyết định khởi nghiệp từ đây”.
 

 Các nguyên liệu để làm men rượu truyền thống phải được chọn lựa kỹ lưỡng. Ảnh: Phan Lài
Các nguyên liệu để làm men rượu truyền thống phải được chọn lựa kỹ lưỡng. Ảnh: Phan Lài

Để làm ra được men rượu truyền thống, Trang dành thời gian tìm hiểu, học hỏi cách làm của người dân trong làng. Sau nhiều lần thử nghiệm, men thành phẩm khi ủ rượu có mùi thơm và độ ngọt đặc trưng, được các già làng khen ngợi. Để làm ra một bánh men chất lượng gồm 3 nguyên liệu chính: vỏ cây hyam (loại cây rừng có vị ngọt), củ riềng (có vị cay, thơm nồng) và bột gạo. Vỏ cây hyam phải già, có màu vàng, lấy về rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ rồi đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Củ riềng thái lát giã nhỏ rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau, đảm bảo tỷ lệ nhất định để cho ra bánh men có vị thơm, nồng đặc trưng. Hỗn hợp bột sau khi trộn đủ độ dẻo được nặn thành từng viên nhỏ để lên một lớp trấu khô, đặt ở nơi thoáng mát khoảng 10 ngày là men khô. Trang còn dùng gạo nếp làm men thay cho loại gạo thường để giúp rượu có mùi thơm, vị ngọt ngon hơn. “Nguyên liệu quan trọng nhất để làm men là vỏ cây hyam. Tuy nhiên, vỏ cây này ngày càng ít dần. Em phải đặt hàng cho người làng với giá 20 ngàn đồng/kg vỏ cây. Gạo dùng để làm men em cũng mua của bà con trồng trên nương rẫy”-Trang chia sẻ.

Do bận rộn với việc học nên Trang dành thời gian làm men rượu vào buổi tối và các ngày cuối tuần. Bình quân mỗi tháng, Trang làm khoảng 80-100 kg men rượu và bán cho người dân trong xã với giá 50.000 đồng/kg. Với một nữ sinh THPT thì đây là khoản thu nhập không nhỏ. Nguồn thu nhập ổn định này đã giúp em trang trải việc học và phụ giúp thêm cho gia đình. Già làng Siu Loắc nhận xét: “Dùng men làm từ vỏ cây hyam của cháu Trang để ủ, rượu có vị ngọt, thơm nồng. Khi uống rượu này, mình rất yên tâm vì không bị đau bụng, đau đầu”.

Thầy Nguyễn Văn Quân-Bí thư Đoàn trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ: “Đam mê khởi nghiệp, nhưng không vì thế mà Trang bỏ bê việc học. Năm học 2020-2021, tổng điểm của em đạt 9,1. Trang còn đam mê nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp. Đây là tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường noi theo và học tập”.

 PHAN LÀI

 

Có thể bạn quan tâm

Những bộ cồng chiêng truyền đời

Những bộ cồng chiêng truyền đời

(GLO)- Không chỉ là tài sản có giá trị về mặt vật chất, những bộ cồng chiêng còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần đối với mỗi gia đình hoặc cộng đồng. Chúng được đặt tên và gìn giữ từ đời này sang đời khác để tiếng chiêng của ông cha được ngân vang mãi.
MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

(GLO)- Đóng quân ở Tây Nguyên nhưng Lữ đoàn Thông tin 132 (Binh chủng Thông tin liên lạc) có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn 11 tỉnh, trong đó có các đảo ở Trường Sa. Để “cánh sóng“ nối Trường Sa gần hơn với đất liền, những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đang ngày đêm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ mạch nguồn liên lạc được thông suốt.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và thời tiết bất lợi nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Kbang đã cơ bản hoàn thành “mục tiêu kép“ vừa phòng-chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

(GLO)- Năm 2021, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dù vậy, lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đã vững vàng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất điện, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Mùng 3 Tết thầy

Mùng 3 Tết thầy

(GLO)- Trong ánh nắng vàng rộm của mùng 3 Tết, nhiều thế hệ học trò trong tỉnh Gia Lai hân hoan đến chúc mừng năm mới và tri ân thầy cô.
"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

(GLO)- Từ Tây Nguyên, chúng tôi vượt hàng ngàn cây số đến Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc. Trong tim tôi trào dâng xúc cảm “Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lênin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh“ (Theo chân Bác-Tố Hữu). Tôi mong quãng đường gần lại để nhanh đến Pác Bó, nơi hơn 80 năm trước, Bác Hồ đã về khơi nguồn nước cách mạng cho dân tộc, mở ra thời đại Hồ Chí Minh.
Đón Tết "con hổ" trên trận địa

Đón Tết "con hổ" trên trận địa

(GLO)- Sau tràng pháo nổ giòn là Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Nghe Bác Tôn chúc Tết, mỗi chúng tôi đều thấy lâng lâng một niềm tin chiến thắng. Không nói ra nhưng ai cũng thầm nguyện sẽ chiến đấu giỏi hơn nữa để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

(GLO)- Sau đại thắng mùa xuân 1975, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nhanh chóng bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tại Gia Lai, chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất“ đã tạo nên làn sóng khai hoang, phục hóa sôi nổi lúc bấy giờ.