Covid-19 và làng rừng của tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Không ai muốn quê hương mình chậm phát triển. Nhưng hơn 2 năm qua, dịch giã tràn lan cả nước, nhất là TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Đại dịch Covid-19 là chuyện của “Ông Trời”, của “Mẹ Thiên nhiên” mà con người ta phải ra sức tìm mọi phương cách chống đỡ. Sức chống đỡ của loài người, từ các nước tiên tiến đến các quốc gia đang phát triển cũng đều được thiên nhiên coi bằng nhau, không nơi nào, không ai, dù anh làm to hay kẻ yếu thế đều không được “ưu tiên”. Và cũng không nơi nào, không ai bị vùi dập, bị coi thường. Vậy nên, nếu ở đâu phòng tốt thì sẽ được dịch bệnh nó kiêng nể, nó né sang bên. Chỉ cần sơ suất thờ ơ một tí là ăn đòn liền! Thế mới có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” từ xa xưa các cụ ta đã dạy.
Lòng tôi lúc nào cũng nơm nớp lo âu, nơm nớp nghe ngóng, săn thông tin trên mạng, trên ti vi, theo dõi ráo riết và cầu mong sự bình yên cho bà con, anh em mình nơi rừng sâu núi thẳm. Tôi hy vọng vi rút SARS-CoV-2 không đến vùng cao xa xôi nhiều cách trở. Nhưng đâu có được thế, dù từ ngày đầu dịch, ta đã hô vang khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc!”. Ngày xưa, mỗi khi xảy ra dịch bệnh, các nhà vua và triều thần đều phải dựng đàn tế lễ đất trời, cầu mong cho quốc thái dân an, tôi không cho đó là mê tín mà là một lối hành xử nghiêm trang, bình tĩnh với một cái chìa khóa mở ra không gian thông thoáng mà đất trời không bao giờ đóng kín.
Tôi thuộc diện những người yếu thế, vừa già vừa yếu, vừa bệnh nền nên lúc nào cũng thường trực mở mạng, bật ti vi theo dõi và chat với bạn bè hóng thông tin. Tứ phương tin dữ nhiều, góc hẹp tin lành! Vi rút SARS-CoV-2 và biến thể của nó nhiều hôm gây cho ta tối mặt tối mũi, mất phương hướng thì ta mới nhận ra cái cần làm ngay, ấy là sửa lại cách làm cũ. Ta ngay lập tức thực hiện giãn cách theo chỉ thị mới, cho phép dân tự cách ly tại nhà, không còn cảnh phong tỏa gắt gao, phong tỏa cả phường, cả quận nữa. Bây giờ thì cuộc sống dần hồi lại. Mỗi lần về mở Facebook gặp bạn trên núi là một lần hồi hộp. Tôi xin trích một cuộc trò chuyện của tôi với một người bạn thân là Ksor Phúc-nguyên cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin và Thể thao Gia Lai mới về hưu, về làng-đoạn chat mới nhất, sáng chủ nhật, ngày 6-12:
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (bìa phải) thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ tại Chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 số 8 (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ). Ảnh: Như Nguyện
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (bìa phải) thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ tại Chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 số 8 (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ). Ảnh: Như Nguyện
 - Chào Ksor Phúc. Anh thông báo với chú, bây giờ chỗ anh đã thay đổi nhiều phương thức phòng-chống dịch Covid-19. Không thả nổi nhưng thực hiện chỉ thị mới, cách ly tại nhà, theo phương pháp phòng-chống dịch mới, cuộc sống đỡ căng thẳng hơn nhiều.
- Thế à, anh nói cụ thể xem nào? Em mới nghe đài, báo đưa tin ở Hà Nội đang nặng hơn, F0 nhiều hơn nhưng được xử lý khéo hơn trước, đúng hơn trước anh à?
- Nói chung là mỗi ngày dịch bệnh nó một chuyển biến phức tạp hơn. Các biến thể của nó khôn kham hơn, khiến các nhà khoa học chưa lường hết được. Trên ti vi, trên báo nói Tây Nguyên mình F0 đang rộ lên nhiều nơi, đúng không?
- Dạ em không ngờ nó nhanh thế! 
- Cụ thể?
- Làng em tuần trước có đám tang, hôm nay, xã yêu cầu toàn dân đi xét nghiệm. Có 39 người dính F0 anh ạ.
- Thế à? Địa phương em giải quyết thế nào?
- Dạ, theo chỉ thị mới, ngay lập tức phải khoanh lại theo như phương pháp cách ly tại chỗ, giống của Hà Nội anh thôi. Nhưng bà con mình không nhạy bén như dân thủ đô các bác đâu. Lo ghê anh ơi…
- Tạm dừng tí vì anh có khách nhé.
- OK anh!
Vâng. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn cách ứng xử với tự nhiên, xã hội. Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán khác nhau. Có nhiều cái giống và cả khác nhau. Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng riêng, theo một tôn giáo mà mình tin và không ai nói ai là đúng, ai là sai. Tựu chung lại, đúng sai là theo quan niệm của mỗi người, mỗi cộng đồng. Tôi ở trên rừng có hơn 10 năm, sống chung với bà con Bahnar và Jrai, thế cũng chưa phải là nhiều, cũng không phải là ít. Tôi từng gặp nhiều lần làng rừng của chúng tôi bị trúng dịch liêu xiêu. Dịch cúm, dịch tả, dịch sốt rét, dịch đau mắt, dịch ghẻ lở…
Tất nhiên, thời chiến tranh chống Mỹ ở trong rừng, bộ đội chúng tôi cũng rất khó khăn về thuốc men, về dụng cụ y tế. Các biện pháp phòng-chống dịch trong làng rừng càng đơn giản hơn. Đơn giản đến mức, chỉ biết trông vào các cụ già cùng những kinh nghiệm cá nhân… Khi làng có nhiều người ốm một lúc, cùng một căn bệnh giống nhau, việc trước tiên bà con tập trung vào lo cúng Yàng (thần linh). Bà con dựa vào một hai người già, những người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Già làng sẽ cúng con gà con heo, khi dịch mới bắt đầu. Nhưng khi dịch bệnh bùng phát nặng, đa số là chỉ chú mục đến việc đưa người bị ốm ra cách ly, thậm chí cho người nặng ra ở một mình sống hẳn ngoài rừng, để tránh con ma. Người đau nặng phải tự tồn tại rồi… tự chết. Rất nhiều câu chuyện thương tâm. Có làng trong một tuần chết năm bảy người. Có làng gần như không còn sức chống đỡ, nếu không có sự hỗ trợ của các y-bác sĩ đơn vị bộ đội cùng các cán bộ y tế của các cơ quan, ban ngành phối hợp, cùng dập dịch.
Đấy là một thuở bà con làng rừng còn sống trong mông muội, tăm tối, đói nghèo do chiến tranh khốc liệt. Đã lạc hậu còn lâm vào lạc hậu hơn, đồng nghĩa với bất lực. Ngày nay, loài người đã và đang khám phá vũ trụ, có những chương trình vĩ đại đưa con người di cư sang hành tinh khác. Dịch giã cũng phát triển khủng hơn, biến thể của nó bất thường hơn, nhưng nói thế để biết thế, hiểu thế, chứ không phải để sợ. Các nhà khoa học của loài người trước sau gì cũng tìm ra cánh cửa bí hiểm của thiên nhiên, mở ra miền ánh sáng cho sự sống. Tôi luôn luôn nghĩ lạc quan như vậy.
TRUNG TRUNG ĐỈNH

Có thể bạn quan tâm

Những bộ cồng chiêng truyền đời

Những bộ cồng chiêng truyền đời

(GLO)- Không chỉ là tài sản có giá trị về mặt vật chất, những bộ cồng chiêng còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần đối với mỗi gia đình hoặc cộng đồng. Chúng được đặt tên và gìn giữ từ đời này sang đời khác để tiếng chiêng của ông cha được ngân vang mãi.
MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Binh đoàn 15: Hành trình 37 năm trên miền biên viễn

Binh đoàn 15: Hành trình 37 năm trên miền biên viễn

(GLO)- Trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, Binh đoàn 15-đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên tuyến biên giới. Bên cạnh đó, Binh đoàn đã có nhiều việc làm ý nghĩa giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ các hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Làm thêm ngày Tết

Làm thêm ngày Tết

(GLO)- Dịp Tết này, nhiều bạn trẻ ở Phố núi Pleiku chọn cách đi làm thêm để trải nghiệm và có thêm tiền trang trải cuộc sống, phụ giúp gia đình.
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

(GLO)- Năm 2021, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dù vậy, lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đã vững vàng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất điện, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Mùng 3 Tết thầy

Mùng 3 Tết thầy

(GLO)- Trong ánh nắng vàng rộm của mùng 3 Tết, nhiều thế hệ học trò trong tỉnh Gia Lai hân hoan đến chúc mừng năm mới và tri ân thầy cô.
"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

(GLO)- Từ Tây Nguyên, chúng tôi vượt hàng ngàn cây số đến Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc. Trong tim tôi trào dâng xúc cảm “Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lênin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh“ (Theo chân Bác-Tố Hữu). Tôi mong quãng đường gần lại để nhanh đến Pác Bó, nơi hơn 80 năm trước, Bác Hồ đã về khơi nguồn nước cách mạng cho dân tộc, mở ra thời đại Hồ Chí Minh.
Đón Tết "con hổ" trên trận địa

Đón Tết "con hổ" trên trận địa

(GLO)- Sau tràng pháo nổ giòn là Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Nghe Bác Tôn chúc Tết, mỗi chúng tôi đều thấy lâng lâng một niềm tin chiến thắng. Không nói ra nhưng ai cũng thầm nguyện sẽ chiến đấu giỏi hơn nữa để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
"Bóng hồng" khởi nghiệp

"Bóng hồng" khởi nghiệp

(GLO)- Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều bạn trẻ thường nghĩ đến những lĩnh vực mới, độc lạ. Tuy nhiên, chị RCom H'Sonh (giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký, thị trấn Đak Đoa) và em Hoàng Thị Thu Trang (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Chư Sê) đã chọn sản phẩm truyền thống và khởi nghiệp thành công từ những ý tưởng độc đáo, bằng đam mê và đầy hoài bão.
Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

Ký ức "100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất"

(GLO)- Sau đại thắng mùa xuân 1975, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nhanh chóng bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tại Gia Lai, chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất“ đã tạo nên làn sóng khai hoang, phục hóa sôi nổi lúc bấy giờ.