Hổ trong tâm thức người Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong văn hóa Việt tồn tại 2 quan điểm song song về hổ: đề cao và sùng bái sức mạnh, vẻ đẹp, tài trí của loài hổ hoặc sợ, khinh ghét, bài trừ “loài mèo lớn” này. Người Việt vừa tôn kính hổ, vừa sợ hổ nên dẫn đến tục thờ hổ.
Hổ trong tâm thức người Việt
Trong can chi thì hổ đứng hàng thứ 3 của 12 con giáp, mang tên Dần. Tháng con hổ là tháng Giêng, đầu xuân, đầu năm mới, tháng mà 3 khí dương (của trời) cân bằng với 3 khí âm (của đất), do đó cũng là tháng mở đầu của con người (Nhân sinh ư dần), vì con người là sự cân bằng giữa trời-đất, con người khỏe mạnh là do sự cân bằng âm-dương, nóng-lạnh từ nội tạng… Tính cách con giáp Dần là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn, công danh. Năm Dần được người xưa coi là năm tốt, sinh được con trai thì càng quý; con gái tuổi Dần thường được coi là cao số và lận đận trong đường tình duyên, vì những cô gái này nóng tính, đanh đá, kiêu căng… như hổ.
Người Việt sùng bái, thờ cúng hổ được thể hiện qua cách gọi tên hổ. Không con vật nào trong 12 con giáp lại có được tên gọi phong phú như loài hổ. Danh xưng cao nhất được dành cho hổ là: Sơn quân chi thần, Sơn quân chúa xứ, Sơn quân mãnh hổ, Sơn lâm chúa tể, Sơn lâm chúa xứ, Sơn lâm đại tướng quân, Sơn quân chúa động, Chúa xứ sơn lâm, Mãnh Hổ, thần Hổ, ông Thầy, ông Cả, Ngài, ông Ba Mươi, Hương quản… Trong dân gian Việt, người ta gọi hổ là: cọp, hùm hoặc danh xưng mang tên ông như ông Hổ, ông Cọp, ông Hùm, ông Kễnh, ông Hầm, ông Ba Mươi, ông Khái, ông Mãnh,... Trong đó, cách gọi rất kính trọng là ông Hổ, ông Ba Mươi. Họ sợ hãi, thờ cúng, kỵ húy hổ đến nỗi không dám gọi thẳng tên, mà chỉ dám gọi chệch đi là ông Kễnh, ông Ba Mươi hay ông Hùm vì sợ ngài giận!
Người có tính cách anh hùng, hảo hán, mạnh mẽ như… hổ thì được gọi là hùm xám, cọp xám, hay hổ xám: thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám được tôn xưng là Hùm xám Yên Thế; cao thủ trong làng võ Việt như võ sư Mã Thanh Long có biệt danh là Hùm xám Hòa Hưng, võ sư Huỳnh Long Hổ là Hùm xám Quảng Ngãi, võ sư Hà Trọng Ngự với tuyệt kỹ quyền ba chân hổ được tôn xưng là Hùm xám miền Nam, võ sư Hà Trọng Sơn (Bình Định) có biệt danh là Hùm xám miền Trung còn Hùm xám Cao nguyên là biệt danh của võ sư Lý Xuân Hỷ.  
Như vậy, tục thờ hổ bắt nguồn khi con người còn sống săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp. Lúc này, hổ chính là sức mạnh thiên nhiên vừa gần gũi, vừa là tai họa đối với con người. Hổ là hiện thân và đồng nhất với các thế lực tự nhiên chốn rừng thiêng nước độc, lam sơn chướng khí, là trở ngại thử thách con người. Con người thờ hổ để cầu an. Hổ đóng vai trò là thần giám hộ, thần hộ mệnh, thần hộ môn… của quốc gia, của cộng đồng làng xã và của cả gia đình. Nhiều gia đình có tục thờ ông Ba Mươi như một cách để cầu công danh, mang lại sự may mắn.
Không chỉ người Việt, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có tục thờ hổ. Người dân địa phương ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) lập am thờ bạch hổ sơn quân hay còn gọi là ông hổ đi tu, như là tùy tướng thân cận nhất của Thiên Y A Na, cùng bà xung trận, kết liễu rồi mang đầu giặc treo ở một cây đa trong vùng. Khi hết giặc, Bạch Hổ sơn quân vào núi đi tu, được người dân lập miếu thờ riêng. Người Cor coi cọp là “con chó của nhà trời” một cách kính trọng. Người Jrai thường có “thỏa ước” sống chung hòa bình với cọp, tôn trọng lẫn nhau. Dân làng có thể giết chết một con hổ nếu nó bắt trâu bò của họ. Họ biện bạch với hổ: “Món nợ của mày đã hết. Mày bắt của ta một con trâu nên ta giết mày. Từ nay đừng tấn công ta nữa” và cúng cho hổ một chiếc vòng. Hàng năm, người Jrai cúng giao ước với thần Hổ (yang romung) qua bài khấn: “Tôi khấn, tôi cầu/tôi gọi ngài Ji ngài Jung, đây là rượu ghè và gà của ngươi/và tất cả các rừng tôi thường đi/Hãy đến ăn thịt này, uống rượu này/phù hộ cho chúng tôi/không đau ốm, không sốt/phù hộ cho chúng tôi, bảo vệ cho chúng tôi”. 
Tranh ngũ hổ của phố Hàng Trống.
Tranh ngũ hổ của phố Hàng Trống.
Biểu hiện của tín ngưỡng thờ cọp thường thấy nhất là dưới dạng miếu nhỏ hoặc các bình phong ở đình làng. Trên các bình phong đắp nổi chúa sơn lâm (thường màu vàng), từ trên núi bước xuống trông rất oai vệ. Trước một số đình có tượng hổ, lại có miếu thờ bạch hổ (cọp trắng). Dân gian quan niệm bạch hổ là “hổ thần”, không bao giờ ăn thịt người. Ở chùa Thập Tháp (Bình Định) có ngôi miếu thờ con hổ đã tu hành không hại người. Cọp mỗi ngày đến chùa nghe kinh kệ. Khi chết, bộ xương hổ đặt bên tượng hổ bằng đất thờ trong miếu. Truyền thuyết kể rằng: Vua Lê Thánh Tông nam chinh đánh Chiêm Thành, gặp bạch hổ phủ phục nghênh tiếp nên khi chiến thắng trở về, vua cho lập đền thờ bạch hổ ngay nơi đó, hiện còn ở Thanh Hóa. Hổ trắng còn là biểu tượng của thần chữa bệnh và thần tài, có một thời được các lương y và nhà buôn thờ. Bài vị trong các đình thờ hổ thường ghi hai chữ “bạch hổ”, “sơn quân”. Ngoài việc mô tả chạm trổ đá, gỗ và in hoa văn thần Hổ trên gạch, không ít ở các cổng đền, miếu, bệ thờ, án gian trong gia đình đều chạm khắc hoặc đắp nổi hình hổ phù nhô ra, miệng há to dữ tợn xung quanh răng nanh đâm ra như một cái hang.
Một số tập tục gắn với việc sùng bái hổ
Có nơi vào đêm 30 Tết, người ta thường dùng vôi trắng vẽ hình hổ phục ở 4 góc sân nhà nhằm trừ đuổi tà ma, quỷ quái, cầu cho mọi người được khỏe mạnh, bình an, chăn nuôi, trồng trọt đều hanh thông, phát đạt. Trong ngày tất niên, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở sân trước nhà, trong đó một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ, gọi là cúng ông Ba Mươi. Cúng thần Hổ vào những ngày sóc vọng hoặc khi trong nhà có công việc gì cáo với gia tiên.
Vị thế tâm linh của hổ còn thể hiện thông qua hình thức mê tín là bùa chú: đó là bùa hộ mệnh vẽ hình hổ bảo vệ con người, xua đuổi tà ma, con hổ lúc này hiện thân là phúc thần; hay bùa ngải được sử dụng thành phần có nguồn gốc từ hổ, là loại bùa hại người, bây giờ hổ hiện thân là ác thú hại người. Ở Nam Bộ, nhiều nhà dùng bùa nêu ông cọp dán trước cửa nhà, ở cửa chuồng trâu bò để bảo vệ gia súc. Ở miền Bắc, đồ hình bát quái và thần Hổ là đồ án chính của linh phù trấn trạch là một loại bùa trấn trạch phổ biến, in hình hổ mộc bản trên nền giấy đỏ.
Việc thờ hổ trong không gian gia đình thường là thờ thần Bạch hổ hoặc thần Ngũ hổ, tức là năm thần hổ năm sắc. Tranh hổ thường treo ở bàn thờ dành riêng cho ông Ba Mươi, dưới ban thờ thần thánh hoặc thờ Phật.
Tranh thờ một ông cọp vẽ hình một con cọp da vằn vện trong tư thế ngồi ngang, mặt quay ra ngoài, hai chân trước chống lên, đuôi ngoắc lên cao, dưới chót đuôi có lá cờ, trên chót đuôi có hình mặt trời, xung quanh là những đám mây.
Tranh ngũ hổ được biết đến nhiều nhất là tranh ngũ hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội), ngoài ra còn có tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). Tranh ngũ hổ vẽ 5 con hổ, 4 con bốn góc đối xứng nhau và 1 con ở giữa. Mỗi con có một dáng vẻ riêng. Màu sắc trong tranh ngũ hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, đầy vẻ uy linh, với 5 màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên 5 con cọp, tượng trưng cho ngũ hành với ý nghĩa: hoàng hổ tướng quân (hổ màu vàng) trấn nhậm trung khu (hành thổ); hắc hổ tướng quân (hổ màu đen) trấn nhậm bắc khu (hành thủy); bạch hổ tướng quân (hổ màu trắng) trấn nhậm tây khu (hành kim); xích hổ tướng quân (hổ màu đỏ) trấn nhậm nam khu (hành hỏa); thanh hổ tướng quân (hổ màu xanh) trấn nhậm đông khu (hành mộc). Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời đỏ rực rỡ có 7 chấm trắng là hình tượng của chòm đại hùng tinh. Chân hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi “pháp đại uy nỗ”. Hai bên hổ vàng: bên phải có 5 thanh kiếm, bên trái có 5 lá cờ lệnh, thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất. Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên. Nhìn 5 “ông Ba Mươi” gợi cho người xem cảm giác về một lá bùa chú hay thể hiện sự sum vầy đầy đủ, vì thế treo tranh ngũ hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở.
Ngày xuân, tâm hồn thư thái, bên đào thắm, mai vàng, với chén rượu nồng, ngắm bức tranh Tết-tranh hổ, con người càng thêm sảng khoái, giàu sức sống, như thông điệp cầu chúc tốt đẹp cho mình và cho cộng đồng, là lối ứng xử giàu tính nhân văn của người Việt xưa. Tục thờ hổ là nét tín ngưỡng tâm linh có giá trị lịch sử, văn hóa, là sản phẩm tinh thần gắn liền với quá trình định cư và cộng cư của người Việt, với sự phát triển của một vùng đất, một quốc gia, thể hiện lòng biết ơn của họ trước việc thiên nhiên đã dung chứa con người từ những ngày đầu mở đất, dựng làng, lập nghiệp, cầu mong mọi điều an yên!
TRẦN XUÂN TOÀN

Có thể bạn quan tâm

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu  tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Binh đoàn 15: Hành trình 37 năm trên miền biên viễn

Binh đoàn 15: Hành trình 37 năm trên miền biên viễn

(GLO)- Trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, Binh đoàn 15-đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên tuyến biên giới. Bên cạnh đó, Binh đoàn đã có nhiều việc làm ý nghĩa giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ các hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.