Công ty của bà Dương Thị Bạch Diệp có hàng ngàn tỉ đồng nợ xấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ chiếm đoạt quyền sử dụng đất của Trung tâm Ca nhạc nhẹ, theo kết luận điều tra, Công ty Diệp Bạch Dương của bà Dương Thị Bạch Diệp còn đang có khoản nợ xấu hàng ngàn tỉ đồng tại Ngân hàng Agribank.
 

Không chỉ chiếm đoạt quyền sử dụng đất của Trung tâm Ca nhạc nhẹ, bản kết luận điều tra của Bộ Công an còn cho thấy Công ty Diệp Bạch Dương của bà Dương Thị Bạch Diệp đang có khoản nợ xấu hàng ngàn tỉ đồng tại Ngân hàng Agribank.

Từ đại gia đến bị can lừa đảo!

Lợi dụng việc Trung tâm Ca nhạc nhẹ (trực thuộc Sở VHTT DL TP.HCM) có nhu cầu sang sửa trụ sở tại 185 Hai Bà Trưng, quận 3 TP.HCM, bà Dương Thị Bạch Diệp đã trao đổi với ông Vy Nhật Tảo (giám đốc trung tâm Ca nhạc nhẹ) để tìm thửa đất tương đương với thửa đất 185 Hai Bà Trưng để Trung tâm Ca nhạc nhẹ làm trụ sở, còn Công ty Diệp Bạch Dương (do bà Diệp làm đại diện pháp luật) lấy thửa đất 185 Hai Bà Trưng.


 

Bà Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh tư liệu
Bà Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh tư liệu


Tuy nhiên, dù mới nhận được sự đồng thuận của ông Vy Nhật Tảo nhưng bà Dương Thị Bạch Diệp đã lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng của thửa đất định hoán đổi (57 Cao Thắng) để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng Agribank chi nhánh TP.HCM.

Việc thế chấp này, bà Diệp không nói cho ông Tảo biết.

Trong suốt quá trình diễn ra việc thực hiện thủ tục hoán đổi đất đai cho đến khi thửa đất 185 Hai Bà Trưng được làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về công ty Diệp Bạch Dương thì bà Diệp cũng chưa lần nào nói với đối tác về việc đã thế chấp sổ để vay tiền.

Khi nhận được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thửa đất 185 Hai Bà Trưng, bà Diệp tiếp tục mang đi thế chấp để vay 160 tỉ đồng. Cả hai khoản thế chấp vay tiền này đến nay đều không có khả năng trả.

Phải đến tháng 8-2013, khi Sở TN-MT TP.HCM làm thủ tục xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước taị 57 Cao Thắng cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ thì bà Bạch Diệp mới thừa nhận giấy tờ thửa đất này đã được thế chấp cho Agribank để vay tiền. Do đó, quyền pháp lý đối với tài sản này đang thuộc Agribank TP.HCM quản lý.

Từ hành vi chiếm đoạt quyền sử dụng đất để vay tiền, đến nay, cơ quan điều tra đề nghị truy tố bà Dương Thị Bạch Diệp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài bà Dương Thị Bạch Diệp còn có 9 bị can nguyên là cán bộ UBND TP.HCM và các sở ngành, trung tâm Ca nhạc nhẹ.

Trong quá trình điều tra, bà Diệp chỉ thừa nhận việc thế chấp cả 2 thửa đất cho ngân hàng mà không thông báo cho phía TP.HCM biết. Tuy nhiên, bà Diệp đổ lỗi cho các đơn vị của TP.HCM không yêu cầu cung cấp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất 57 Cao Thắng, hoặc yêu cầu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp, đất không bị tranh chấp, thế chấp đối với thửa đất trên.

Hiện nay cơ quan điều tra ra lệnh kê biên đối với thửa đất 185 Hai Bà Trưng để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Agribank có dấu hiệu mất vốn gần 3000 tỉ.

Ngoài việc thế chấp lô đất tại 57 Cao Thắng cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh TP.HCM để vay hàng ngàn lượng vàng, bà Dương Thị Bạch Diệp còn vay của ngân hàng này hàng ngàn tỉ khác nữa.

Cụ thể, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã xác minh các khoản vay của công ty Diệp Bạch Dương tại ngân hàng Agribank TP.HCM, kết quả cho thấy ngân hàng này đã cho Công ty Diệp Bạch Dương vay vốn dựa trên phương án vay vốn không khả thi, không có khả năng tài chính để trả nợ, có dấu hiệu vi phạm quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Công ty Diệp Bạch Dương đã có hành vi gian dối khi lập báo cáo tài chính và cung cấp thông tin không trung thực về năng lực kinh doanh năng lực kinh doanh. Sau khi được vay vốn, Công ty Diệp Bạch Dương đã dùng tiền này để mua nợ của ngân hàng Seabank.

Hiện, với số dư nợ 5.244 tỉ đồng trong khi tài sản đảm bảo chỉ có giá trị 2.168 tỉ, ngân hàng Agribank TP.HCM không có khả năng thu hồi và có dấu hiệu mất vốn. Tuy nhiên, do hành vi trên độc lập với vụ án đang điều tra nên Bộ Công an đã tách hành vi trên để tiếp tục điều tra làm rõ.

Theo HOÀNG ĐIỆP- THÂN HOÀNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.