Công nghệ sạc qua không khí có hại cho sức khoẻ không?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Xiaomi đã bất ngờ cho ra mắt công nghệ sạc smartphone qua không khí của mình vào cuối tháng 1 vừa qua. Tiếp sau, hãng Motorola cũng giới thiệu công nghệ sạc không khí của riêng mình. Nhưng câu hỏi người dùng đặt ra là liệu công nghệ sạc này có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người hay không?

 


Trong video rò rỉ về công nghệ sạc của Motorola, sạc smartphone có thể sạc ở khoảng cách xa đến 1m nhưng khi có bàn tay đặt trước củ sạc không dây thì nguồn điện ngay lập tức bị ngắt. Nhưng trong video do Motorola công bố, củ sạc vẫn hoạt động bình thường khi có các vật cản khác đặt chắn giữa nó và điện thoại.

Sau đó, Tổng giám đốc bộ phận điện thoại di động của Lenovo (công ty mẹ của Motorola) - ông Chen Hin xác nhận rằng bộ sạc này có thể sạc cùng lúc nhiều thiết bị nhưng sẽ ngừng hoạt động khi có bàn tay hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người chắn giữa thiết bị. Dẫu vậy, đây không phải là một nhược điểm mà chính là một tính năng đặc biệt giúp đảm bảo cho sức khoẻ người dùng.

Điều này chứng tỏ rằng đây chính là bước đột phá lớn về công nghệ sạc không dây trên smartphone và nó cũng sẽ tác động nhất định tới sức khoẻ của người dùng. Tuy nhiên, đại diện của Lenovo không chia sẻ cụ thể các thông số chi tiết của bộ sạc không khí này, ví dụ như công suất pin, phạm vi truyền điện, tần số truyền điện,... các yếu tố tác động nhiều nhất tới sức khoẻ của người dùng.


 

 Xiaomi cùng Motorola đã công bố công nghệ sạc không khí của mình. Ảnh: Xiaomi
Xiaomi cùng Motorola đã công bố công nghệ sạc không khí của mình. Ảnh: Xiaomi


Khác với Motorola, Xiaomi lại có những thông báo khá chi tiết về công nghệ sạc không khí của mình.

Xiaomi cho biết, công nghệ sạc Mi Air Charge của họ cũng được trang bị công nghệ sạc cho nhiều thiết bị, thậm chí là vừa sạc vừa sử dụng điện thoại và vừa di chuyển. Mặc dù chỉ đưa ra những thông số chung chung về khoảng cách sạc trong phạm vi "vài mét" nhưng công suất của bộ sạc được công bố đạt 5W.

Tuy nhiên, điểm trừ trong công nghệ sạc không khí của Xiaomi chính là kích thước bộ sạc khá cồng kềnh, có thể to bằng nửa chiếc bàn làm việc thông thường. Còn với Motorola, bộ sạc này có kích thước khá gọn gàng, có thể cầm trong lòng bàn tay, chỉ lớn hơn một chút so với một chiếc smartphone.

Mặc dù còn rất nhiều thông tin xoay quanh công nghệ sạc không khí chưa được tiết lộ nhưng tiềm năng phổ biến của công nghệ này trong tương lai sẽ là không xa. Có thể nó chưa thật sự so sánh được với các công nghệ sạc nhanh tiên tiến hiện nay nhưng công nghệ này sẽ rất hữu ích cho các thiết bị như smartwatch, tai nghe không dây hoặc các thiết bị IoT khác.

https://laodong.vn/cong-nghe/cong-nghe-sac-qua-khong-khi-co-hai-cho-suc-khoe-khong-881184.ldo
 

Theo Tuệ Nghi (LĐO/GizChina)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.