Công cụ AI mới có khả năng sao chép chữ viết tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công cụ AI giả này khiến nhiều người lo lắng bởi nó có thể bị lợi dụng để tạo ra “hàng nhái” nhằm mục đích lừa đảo …

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Trí tuệ nhân tạo Mohammed Bin Zayed (MBZUAI) ở Abu Dhabi (UAE) đã phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng ghi nhận và sao chép nét chữ viết tay của mọi người, sau đó tạo ra văn bản với kiểu chữ viết tay giống hệt.

Có tên AI HWT, công cụ chỉ cần một vài đoạn chữ viết tay của bất kỳ ai là có thể tạo ra văn bản nhái y như thật.

Mục đích tạo ra công cụ là giúp những người bị thương hoặc gặp vấn đề khiến họ không thể cầm bút viết. Khi đó, hệ thống sẽ giúp tạo ra những văn bản viết tay giống hệt nét chữ của họ.

Ngoài ra, công cụ AI HWT còn giúp người dùng có thể viết các đoạn văn bản dài bằng nét chữ viết tay của mình mà không cần phải mất công sức cầm viết. Nó cũng giúp "giải mã" chữ viết của các bác sĩ vốn nổi tiếng "khó đọc".

Công cụ AI HWT tạo ra những văn bản viết tay nhái theo những nét chữ viết của 6 người khác nhau (cột trái). Ảnh: MBZUAI.

Công cụ AI HWT tạo ra những văn bản viết tay nhái theo những nét chữ viết của 6 người khác nhau (cột trái). Ảnh: MBZUAI.

Bên cạnh mặt tích cực, công cụ AI HWT đã khiến nhiều người phải lo ngại bởi nó có thể bị lợi dụng để tạo ra những văn bản giả mạo hoặc nhái để làm giả chữ ký trên hợp đồng

Chính các tác giả tại MBZUAI cũng thừa nhận rằng họ lo ngại công cụ AI của mình có thể bị sử dụng sai mục đích, do vậy nhóm đã rất thận trọng khi nghiên cứu công cụ này.

"Chữ viết tay đại diện cho danh tính của một người, vì vậy chúng tôi đang suy nghĩ cẩn thận trước khi triển khai công cụ này ra cộng đồng" – trang New York Post dẫn lời đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Nỗi lo công cụ AI HWT có thể bị dùng cho mục đích xấu hoàn toàn có cơ sở bởi thực tế người dùng đã chứng kiến "mặt trái" của AI.

Nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh, video tích hợp AI, cho phép tạo ra những hình ảnh hoặc video giả mạo một cách dễ dàng…

Thậm chí, nhiều công cụ AI còn có thể nhái theo giọng nói của người khác chỉ từ một đoạn thu âm ngắn, cho phép kẻ xấu có thể lợi dụng để thực hiện các cuộc gọi điện lừa đảo.

Để ngăn chặn khả năng công cụ AI HWT "làm điều có hại", nhóm nghiên cứu hướng tới việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và phát triển các công cụ để chống giả mạo chữ viết tay. "Điều này giống như việc phát triển một công cụ chống virus máy tính" – nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Công cụ AI HWT hiện mới chỉ hỗ trợ tiếng Anh và tiếng Pháp. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục làm việc để công cụ này có thể hỗ trợ nhiều ngôn ngữ phức tạp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia cảnh báo AI đe dọa ngành báo chí toàn cầu

Chuyên gia cảnh báo AI đe dọa ngành báo chí toàn cầu

Các chuyên gia truyền thông hàng đầu đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với nền báo chí thế giới tại Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII của các Biên tập viên Truyền thông châu Âu - Mỹ Latinh và Caribe diễn ra tại thành phố Cartagena của Colombia.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 19-3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai đã nghiệm thu nhiệm vụ xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.