Có thể cần tiêm đến 7 mũi vắc xin Covid-19, chuyên gia nói gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về chứng nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19, theo đó có thể có tới 7 mũi tiêm cần được xác nhận.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 43/QĐ-BYT (Quyết định 43) ngày 7.1.2022 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3588/QĐ-BYT (Quyết định 3588) ngày 26.7.2021 về hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Bộ Y tế hướng dẫn xác nhận 7 mũi tiêm của các liều tiêm cơ bản, bổ sung, nhắc lại. Ảnh: Bộ Y tế
Bộ Y tế hướng dẫn xác nhận 7 mũi tiêm của các liều tiêm cơ bản, bổ sung, nhắc lại. Ảnh: Bộ Y tế
Theo đó, tại Quyết định 43, Bộ Y tế đã thay thế 3 phụ lục 4, 5, 6 bằng các phụ lục tương ứng, bao gồm:
Phụ lục 4: giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19.
Phụ lục 5: mẫu báo cáo kết quả tiêm hàng ngày.
Phụ lục 6: mẫu báo cáo kết thúc đợt triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Các nội dung khác về tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 thực hiện theo Quyết định 3588 của Bộ Y tế.
Đáng lưu ý, tại Quyết định 43, mẫu giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19 được bổ sung các thông tin về tiêm liều cơ bản, liều bổ sung, liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tổng số mũi tiêm trên giấy xác nhận là 7 mũi, so với mẫu ban hành trước đó chỉ là 2 mũi tiêm (liều cơ bản).
Vì sao cần tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại?
Về việc cần thiết tiêm liều bổ sung, nhắc lại, theo TS - BS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc, với vắc xin Covid-19, để có miễn dịch bảo vệ, người đó cần được tiêm liều cơ bản. Sau khi tiêm vắc xin liều cơ bản, có thêm mũi tiêm bổ sung và mũi tiêm nhắc lại giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể.
Liều cơ bản là liều được các nhà sản xuất vắc xin hướng dẫn và thực hành tiêm chủng trong thời gian qua. Sau khi hoàn thành liều cơ bản, cơ thể sẽ có miễn dịch chống lại vi rút mà họ mong muốn được bảo vệ.
Tuỳ thuộc vào nhà sản xuất, liều vắc xin cơ bản có thể khác nhau. Ví dụ với vắc xin Covid-19, vắc xin Janssen 1 mũi tiêm, các vắc xin: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer/BioNTech, Moderna có liều cơ bản là 2 mũi tiêm; nhưng vắc xin Abdala của Cuba liều cơ bản gồm 3 mũi tiêm.
Sau một thời gian, miễn dịch của cơ thể với liều cơ bản bị giảm dần. Khi đó, người dân sẽ cần tiêm tăng cường mũi bổ sung (cho các trường hợp đáp ứng miễn dịch yếu, người có bệnh nền…), hoặc tiêm mũi nhắc lại cho những người đã tiêm đủ liều cơ bản.
Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?