Có một phố núi trong tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tôi đã từng nghe, đại ý, du lịch là dịch chuyển từ nơi sống chán nản của mình đến nơi sống chán nản của người khác. Tôi cũng từng đọc: “Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân một cách khôn ngoan rằng nên đổi gió và thay đổi khung cảnh sống” và “hành trình của chúng ta là những chuyến đi vòng quanh, các bác sĩ chỉ kê đơn cho những căn bệnh ngoài da” (“Walden-Một mình sống trong rừng” của Henry David Thoreau).

Và, tôi nhận ra một điều thú vị từ những nghịch lý hài hước trên, mượn câu thơ nổi tiếng của Chế Lan Viên để tạm diễn đạt điều mình nghĩ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.

Đến những vùng đất mới, con người mới, phong tục tập quán mới, ta thấy lạ, thấy thích thú, thấy thương mến, suy tư… Trong mênh mang những cảm xúc mới mẻ khi đặt chân lên xứ lạ, có ai chợt nhớ về nơi mình đang sống với nhịp chảy trôi bình lặng ngày ngày, có hình dung mảnh đất mình gắn bó đã và đang để thương để nhớ cho khách phương xa? Tôi đã nghĩ đến Phố núi thân yêu khi chạm vào những khoảnh khắc ấy.

Đường phố Pleiku rợp bóng cây xanh. Ảnh: Nguyễn Thị Diễm

Đường phố Pleiku rợp bóng cây xanh. Ảnh: Nguyễn Thị Diễm

Pleiku của tôi không phải quá sầm uất và nhộn nhịp như nhiều thành phố khác và có lẽ còn lâu mới vùn vụt thay da đổi thịt, sừng sững dọc ngang tòa đài, cao ốc mọc lên như phép màu. Bù lại, không thể phủ nhận, Pleiku là một thành phố bình yên, thoáng đãng như xưa nay vẫn thế. Hàng ngày, ta thường nhận lấy không khí trong lành và không gian khoáng đạt của phố mà quên mất rằng, mỗi ngày có bao nhiêu thành phố hiện đại ngột ngạt trong còi, khói, bụi và người. Ai đi xa về phố có lẽ cũng cảm thấy sảng khoái, nhẹ nhõm khi vừa đáp máy bay hay vừa đón cuốc xe ôm về nhà giữa tinh sương mát lành và êm đềm của thành phố còn ngái ngủ. Cảm giác quen thuộc đến mức, ta thường quên và chẳng bận lòng.

Ở đâu cũng vậy, sự phát triển của kinh tế chẳng đánh đổi bằng những mất mát âm thầm hay hiển lộ của thiên nhiên, môi trường. Nhưng lựa chọn phát triển bền vững về thành phố xanh-sạch-đẹp vẫn là lựa chọn sáng suốt cuối cùng. Ở đó, yếu tố tư duy văn hóa và thẩm mỹ, sự nhạy bén và khoa học là cốt lõi để tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững.

Pleiku không phải quá sầm uất và nhộn nhịp như nhiều thành phố khác. Ảnh: Phương Vi

Pleiku không phải quá sầm uất và nhộn nhịp như nhiều thành phố khác. Ảnh: Phương Vi

Tôi thầm nghĩ, có phải những điều gây thương nhớ nhất, bất ngờ nhất lại là những điều hàng ngày cứ vô tình chảy trôi qua ta. Chỉ khi xa, cái lẽ thường hiện hữu ấy lại sống dậy thao thiết, khắc khoải, gọi thành tên, thành hình, thành hương, thành màu trong nỗi nhớ, tự nhiên mà sâu sắc. Ban mai xanh tươi, ban mai thơm nức hương cà phê, da diết xanh thẳm trời và mơn man gió biếc, rực rỡ nắng vàng và cả đắm đuối mưa dầm. Còn đây nữa những vạt hoa cà phê trắng trong, tinh khiết, lấp lóa những đồi cỏ hồng pha ráng chiều… Tất cả sẽ là ký ức lộng lẫy, độc quyền về một thành phố vốn không quá tấp nập và sầm uất như những thành phố lớn khác.

Có vô vàn những hạnh phúc giản dị ẩn sau những cái bình thường của cuộc sống nơi này: thong thả tản bộ qua Quảng trường Đại Đoàn Kết khi nắng chiều chưa tắt mà chim đã lích chích gọi bầy, nhấp một ngụm ngọt đắng tan mềm trong cuống họng mỗi sớm, chiêu một tách trà ấm nóng lúc ban mai ướm lạnh… Những niềm vui thật dung dị và lặng lẽ mà nếu không để tâm ta thấy nó sẽ trôi qua an nhiên như nhịp thời gian, ngày nối ngày. Hạnh phúc bền bỉ nhất có lẽ là hạnh phúc đang có, chẳng phải là cái gì cao xa đã mất hay chưa tới. Hiểu vậy để trân quý hơn những gì ta nhận được từ thành phố thân yêu và cuộc sống yên bình này.

Phố núi bé nhỏ, khiêm nhường, nhưng cũng vừa đủ để cho ta thấy sự cân bằng, thoải mái. Có hiện đại sẽ có truyền thống, có bản sắc sẽ có hòa nhập, có thủ phủ sẽ có vùng đệm, mỗi vùng với những cái có ấy sẽ nối dài và làm đầy sự phát triển không ngừng của đất nước. Chỉ có yêu thương gắn bó với Pleiku là duy nhất, nguyên vẹn. Đất banzan vẫn đỏ quạch, trời Tây Nguyên vẫn tươi xanh lồng lộng, nắng gió vẫn ngút ngàn, Biển Hồ vẫn ngọc ngà lấp lóa, thiên nhiên sống đời mình mãnh liệt và tận cùng, như tâm hồn con người Phố núi luôn phóng khoáng, dạt dào…

Dẫu biết “Ta không thể nuôi nhau bằng những ánh sao trời” và dẫu có băn khoăn “Ta sẽ bắt đầu điều gì khi bình minh thức dậy/Đi về phía biển khơi hay trở lại rừng?” (thơ Nguyễn Quang Thiều), bởi cuộc sống là chuỗi dài những bộn bề lo toan, những trăn trở và lựa chọn để đi đến những gì tốt đẹp và trọn vẹn. Nhưng bằng tình yêu và trách nhiệm, ta hoàn toàn có thể giữ một niềm tin đầy đủ và mãnh liệt về một thành phố đáng sống, giàu bản sắc và phát triển vững bền.

Có thể bạn quan tâm

Sắc màu tháng ba

Sắc màu tháng ba

(GLO)- Dấu chân thời gian đang chạm dần vào vạch cuối của mùa xuân để chào đón mùa hạ. Khoảnh khắc nhấn nhá này rắc lên thiên nhiên những mảng màu sống động đầy mê hoặc trong sắc màu tháng ba.
Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

(GLO)- Già làng Kpuih Jol được nhiều thế hệ người làng Hle Ngol (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) yêu mến bởi ông như “cầu nối” mạch nguồn văn hóa truyền thống của người Jrai. GJol không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn để các giá trị truyền thống ngày càng phong phú, sinh động.
Mắt quê

Mắt quê

Người ta bước chân ra phố tính chuyện đi xe nào hay mở ứng dụng đặt xe, nhưng dân miệt sông nước thì quen với chiếc ghe, chiếc xuồng hay phi thẳng vỏ lãi (phương tiện di chuyển trên sông, thường làm bằng vật liệu composite) mà đi chợ cho kịp buổi sớm mơi.
Quê hương bên những ngọn đồi

Quê hương bên những ngọn đồi

(GLO)- Năm 2014, sau khoảng thời gian trở về từ giảng đường đại học mà chưa tìm được việc, tôi quyết định vào TP. Hồ Chí Minh. Xe lăn bánh, đêm thật dài, tôi kéo rèm nhìn ra bóng tối trôi bên đường, nghĩ mông lung về những gì đang chờ mình khi xe dừng ở Bến xe Miền Đông mà tự nhiên trống trải.

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Ý niệm về không gian cư trú trong đời sống dân gian thường gắn kết với những bài học về luân thường đạo lý. Bắt đầu từ ca dao, tục ngữ, cái ngạch cửa thềm nhà bỗng ý vị với rất nhiều nhắn nhủ...
Sắc màu hy vọng

Sắc màu hy vọng

(GLO)- Mùa xuân đến, đất trời như được mặc chiếc áo mới với cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Mùa xuân cũng là lúc những hy vọng được ươm mầm để người ta tin vào điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Lối cỏ hoa

Lối cỏ hoa

(GLO)- Mùa xuân bao giờ cũng dành cho mình một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm hôm nào bỗng hào hứng đón nhận bước chân ta bằng muôn thứ hoa cỏ mà có hỏi mãi cũng chẳng thể nào biết hết tên.

Nhớ mẹ

Nhớ mẹ

(GLO)- Không hiểu sao khi bước vào tháng Giêng, tôi lại thường nghĩ về mẹ. Tháng Giêng như một cánh cửa khép lại năm cũ và bước sang năm mới với bao ước vọng, bao khấp khởi mừng vui.

Hương vị rau cần

Hương vị rau cần

(GLO)- Những người con xa xứ như tôi, mỗi lần nhớ về quê hương không thể không nhớ về Tết quê. Nỗi nhớ ấy như sâu hơn, đằm hơn, chất chứa tầng tầng lớp lớp còn bởi hương vị riêng của thứ rau quê kiểng mà cứ làm vương vấn thêm nỗi lòng của những đứa con xa nhà.

Sống chậm cùng những vòng xe

Sống chậm cùng những vòng xe

Trong cái nhộn nhịp, tất bật của phố phường khi tết đã qua, guồng quay cuộc sống trở lại thường nhật, đâu đó giữa Sài Gòn, chúng ta vẫn cảm nhận được cái bình dị, chậm rãi khi rong ruổi trên những chiếc xe đạp, dẫu đôi khi áo đã ướt đẫm mồ hôi.
Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

(GLO)- Tây Nguyên đang giữa mùa khô. Những ngày này, nắng vàng ươm đầy trời. Và gió thổi vào nắng, vào cỏ, vào cây trên mọi nẻo đường. Sau mấy ngày nghỉ Tết, bà con nông dân bắt đầu lên rẫy tưới nước cho vườn cây cà phê vừa qua đợt thu hái.

Thuyền hoa

Thuyền hoa

"Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ..." là mỗi lần tôi lại nao nao với những kỷ niệm của mùa xuân và ngày tết. Con người ta thật lạ, xuân năm nào cũng đến, mỗi năm đều đặn vào dịp cố định, vậy mà cái cảm giác chộn rộn mong chờ vẫn cứ háo hức như là tươi mới.
Hồi sinh những nhành hoa

Hồi sinh những nhành hoa

(GLO)- Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán ít ngày, mấy người bạn của tôi lại dành thời gian dạo quanh phố phường hay lang thang trong hầu hết các con hẻm để gom những cành đào đã trưng hoặc những chậu cúc hoa tàn ở bên lề đường.

Ra Giêng…

Ra Giêng…

(GLO)- Ông bà ta khi xưa dù làm lụng vất vả quanh năm, ngày thường có thể “cơm dưa muối” chưa no bụng, nhưng 3 ngày Tết phải đủ đầy. Vậy nên mới có đôi câu đối: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.