Có màu xanh bình yên của Đà Lạt giữa bỏng rát ở Nam Sudan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thiếu tá Đỗ Quốc Cường-Bác sĩ chuyên khoa II, Bệnh viện 175 là một trong ba người Đà Lạt có mặt tại Nam Sudan, thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong vai trò của một người lính mũ nồi xanh.

Là một trong ba người Đà Lạt có mặt tại Nam Sudan, thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong vai trò của một người lính mũ nồi xanh, Thiếu tá Đỗ Quốc Cường-Bác sĩ chuyên khoa II, Bệnh viện 175 cùng với đồng đội của mình như những ngọn gió tươi xanh, mát lành làm dịu đi cái oi bức của thời tiết và ngột ngạt, bức bối của cuộc xung đột đẫm máu chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt ở quốc gia châu Phi xa xôi này.

Thiếu tá, Bác sĩ CK2 Đỗ Quốc Cường

Thiếu tá, Bác sĩ CK2 Đỗ Quốc Cường

Gặp lại Cường trong đợt nghỉ phép ngắn ngày tại Đà Lạt, nước da bánh mật của chàng bác sĩ quân y tài hoa như càng đậm thêm bởi nắng cháy của châu Phi.

Gần một năm trước, đúng 11 giờ, ngày 7/7/2023, máy bay vận tải C17 của Không quân Hoàng gia Australia chở Cường và 62 thành viên (trong đó có 11 nữ) của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 (BVDC 2.5) Việt Nam cùng 24 tấn hàng hóa, thuốc và trang thiết bị y tế tới Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) đã hạ cánh an toàn tại Sân bay Quốc tế Juba, Nam Sudan. BVDC 2.5 đóng quân tại Bentiu, sẽ thay thế Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 đã hoàn thành nhiệm vụ.

Đỗ Quốc Cường và đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Nam Sudan

Đỗ Quốc Cường và đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Nam Sudan

Ngay đầu tiên đặt chân đến một trong những quốc gia rộng lớn nhất châu Phi, cũng là ngày Cường và các đồng đội của mình sẽ bắt đầu tiếp nối luôn sứ mệnh cao cả của những chiến sĩ quân y mũ nồi xanh Việt Nam tại đất nước Nam Sudan. Sự tiếp nối liên tục sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của các thê đội bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam tại Nam Sudan đã góp phần khẳng định sự tham gia có trách nhiệm, tích cực và cam kết lâu dài của Việt Nam đối với hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Thiếu tá, Bác sĩ quân y Đỗ Quốc Cường (người ngồi ngoài cùng bên phải) trong chuyến bay đến Nam Sudan

Thiếu tá, Bác sĩ quân y Đỗ Quốc Cường (người ngồi ngoài cùng bên phải) trong chuyến bay đến Nam Sudan

Với Cường, trách nhiệm, sự tự hào, niềm vinh dự khi là người Việt Nam được đội lên đầu chiếc mũ nồi xanh, biểu tượng của lòng quả cảm, xả thân và hòa bình cũng là nỗi niềm riêng, khi em mới cưới vợ được vài tháng.

Bác sĩ Đỗ Quốc Cường (ngoài cùng bên phải) cùng đồng nghiệp chụp ảnh lưu niệm với các bệnh nhân người Nam Sudan được anh chữa trị

Bác sĩ Đỗ Quốc Cường (ngoài cùng bên phải) cùng đồng nghiệp chụp ảnh lưu niệm với các bệnh nhân người Nam Sudan được anh chữa trị

Sau gần một năm thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn xa Tổ quốc, trong điều kiện vật tư y tế và trang thiết bị thiếu thốn, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, nhưng Cường cùng với đồng đội của mình đã nỗ lực, khắc phục vượt qua nhiều khó khăn, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, ghi đậm dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và người dân nước sở tại, được Phái bộ UNMISS và Liên hợp quốc đánh giá cao về chuyên môn nghiệp vụ cũng như sự tận tâm.

Đỗ Quốc Cường và đồng đội của Bệnh viện Quân y 175 đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Nam Sudan

Đỗ Quốc Cường và đồng đội của Bệnh viện Quân y 175 đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Nam Sudan

Sau gần 4 tháng có mặt tại Nam Sudan, trung tuần tháng 11/2023, Thiếu tá, Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Quốc Cường cùng với đội ngũ y, bác sĩ BVDC 2.5 đã tiến hành một ca vi phẫu phức tạp “hồi sinh” cánh tay phải cho một binh sĩ công binh người Pakistan.

Người lính này bị tai nạn trong lúc đang thi công công trình, có vết thương phức tạp 1/3 giữa cẳng tay phải, đứt hoàn toàn bó mạch thần kinh quay và toàn bộ gân, cơ vùng cẳng tay phải.

Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại BVDC 2.5. Qua hội chẩn, đánh giá tổn thương, các y, bác sĩ của Việt Nam đã quyết định tiến hành phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nếu không kịp thời, khả năng phải cắt cụt chi thể là rất cao. Thêm vào đó, trong tình huống này, việc chuyển bệnh nhân đến thủ đô Juba không phải là giải pháp tối ưu, bởi cách nhanh nhất vận chuyển bằng trực thăng cũng phải mất gần ba tiếng đồng hồ.

Với tinh thần quyết tâm cứu bằng được cánh tay cho bệnh nhân, BVDC 2.5 đã triển khai hai kíp phẫu thuật, gồm: kíp phẫu thuật mạch máu do Thiếu tá, Ths.BS Lê Minh Tân - Phó Giám đốc chuyên môn và Thiếu tá, Ths.BS Vũ Tiến Sơn thực hiện cùng kíp phẫu thuật chấn thương do chính Thiếu tá, Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Quốc Cường và Trung tá, Bác sĩ chuyên khoa II Trương Xuân Định trực tiếp đảm nhận.

Bác sĩ Đỗ Quốc Cường (người thứ 2 từ phải sang) trong ca mổ “hồi sinh” cánh tay phải cho lính công binh người Pakistan

Bác sĩ Đỗ Quốc Cường (người thứ 2 từ phải sang) trong ca mổ “hồi sinh” cánh tay phải cho lính công binh người Pakistan

Trong điều kiện thiếu thốn về vật tư y tế, không đủ các dụng cụ chuyên ngành vi phẫu, nhưng các bác sĩ BVDC 2.5 đã vận dụng sáng tạo bằng những trang thiết bị hiện có để tái tạo thành công động mạch và thần kinh cũng như các gân cơ thuộc hê thống cơ gấp; bảo tồn tối đa chức năng vận động cho vùng cẳng - bàn tay của bệnh nhân.

Sau gần 5 giờ đồng hồ, nỗ lực của Cường và những thầy thuốc quân y Việt Nam đã tiến hành thành công ca phẫu thuật trong điều kiện hết sức khó khăn. Tình trạng chi thể của bệnh nhân dần tốt lên, mạch quay bắt rõ, bệnh nhân cử động tốt các ngón tay.

Thực hiện nối bó cơ cho bệnh nhân người Pakistan

Thực hiện nối bó cơ cho bệnh nhân người Pakistan

Ở BVDC 2.5 chỉ có Cường là bác sĩ ngoại chấn thương chỉnh hình, nên gần như toàn bộ thời gian em phải túc trực tại đơn vị. Các hoạt động liên quan đến chuyên môn, Cường phải đảm nhận hết. Bệnh nhân hay có sự biến động, bởi không chỉ có các lực lượng của UNMISS đến từ các quốc gia như Mông Cổ, Pakistan, Ghana... mà còn số lượng rất đông đến từ người dân địa phương ở Bentiu và các khu vực lân cận. Không những thế, nhiều lần Cường còn tham gia mổ những ca đơn giản như ruột thừa cùng với đồng đội.

Vì phải đảm nhận công việc chuyên môn toàn thời gian, nên Cường ít được ra ngoài tham gia các hoạt động nhân đạo hỗ trợ đời sống cho người dân. Điều làm em ít nhiều nuối tiếc, bởi Cường muốn được hiểu nhiều hơn về đất nước và con người của một quốc gia đang còn gặp nhiều khó khăn, mất mát bởi nội chiến này.

Hỏi Cường, nhớ nhất điều gì trong những ngày ở Nam Sudan? Cười nhẹ nhàng và từ tốn, Cường nói: Nhớ Đà Lạt, Nhớ TP Hồ Chí Minh, Nhớ đơn vị anh à...!

Trong con hẻm nhỏ đường Trần Khánh Dư, TP Đà Lạt, có người mẹ hiền luôn lo lắng cho cậu con trai trong những ngày đi xa làm nhiệm vụ quốc tế

Trong con hẻm nhỏ đường Trần Khánh Dư, TP Đà Lạt, có người mẹ hiền luôn lo lắng cho cậu con trai trong những ngày đi xa làm nhiệm vụ quốc tế

Chia tay người vợ mới cưới trong ngày Cường lên đường làm nhiệm vụ quốc tế

Chia tay người vợ mới cưới trong ngày Cường lên đường làm nhiệm vụ quốc tế

Ở Đà Lạt, trong con hẻm nhỏ đường Trần Khánh Dư, có người mẹ hiền luôn lo lắng cho cậu con trai trong những ngày đi xa làm nhiệm vụ quốc tế. Ở TP Hồ Chí Minh, có đơn vị, Bênh viện Quân y 175 nơi Cường gắn bó và trưởng thành từ ngày mới ra trường. Và có cả người vợ mới cưới cũng ngóng trông, lắng lo trong nỗi nhớ nhung ngập tràn.

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.