Cơ hội cho Gia Lai từ CPTPP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14-1-2019, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới cho doanh nghiệp nước ta, nhất là doanh nghiệp ngành dệt may, thủy sản, sản xuất đồ gỗ, cà phê, chế biến đồ uống...
“Được xóa bỏ và ưu đãi lớn về thuế là lợi ích đầu tiên đối với các nước khi tham gia CPTPP”-ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh-nhận định. Theo đó, các nước tham gia CPTPP cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình. Các cam kết mở cửa thị trường cũng được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mỗi nước tham gia CPTPP. Phần lớn các nước tham gia CPTPP áp dụng một mức thuế nhập khẩu chung cho tất cả các đối tác khác, bao gồm: Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
 Xuất khẩu cà phê ở Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku). Ảnh: Đ.T
Xuất khẩu cà phê ở Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku). Ảnh: Đ.T
Riêng đối với Việt Nam, các nước tham gia CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, tùy theo cam kết của từng nước. Điển hình như Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gỗ được xóa bỏ. Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Đây là lần đầu Nhật Bản cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Các nước còn lại cũng cam kết xóa bỏ phần lớn dòng thuế đối với Việt Nam như: Chile xóa bỏ 95,1%; New Zealand xóa bỏ 94,6%; Australia cam kết cắt giảm 93%...

Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2035, CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 1,32% và xuất khẩu tăng 4,04%. Từ nay, hàng hóa xuất khẩu qua lại giữa các nước tham gia CPTPP sẽ được hưởng nhiều mức thuế ưu đãi lớn. Trung bình mức thuế được cắt giảm sẽ vào khoảng hơn 60% cho lần đầu tiên, sau 3 năm sẽ trên 80%.

Là chủ một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn nhất Gia Lai, ông Thái Như Hiệp-Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp-cho rằng: “Việc tham gia CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong đó, Gia Lai có các mặt hàng thuộc ngành sản xuất, chế biến đồ gỗ, cà phê, đồ uống... Cơ hội đã có rồi, vấn đề còn lại là làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi sản phẩm phải thực sự chất lượng thì mới có thể thâm nhập được vào thị trường các nước. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có tâm đối với việc sản xuất ra sản phẩm sạch, chất lượng, chịu đầu tư công nghệ mới, hiện đại”. Bên cạnh đó, nhờ tham gia CPTPP, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận 2 thị trường lớn là Canada và Mexico. Với 2 thị trường này, Gia Lai có cơ hội đưa 2 sản phẩm thế mạnh của tỉnh vào là đồ gỗ và cà phê.
Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Song cải cách bộ máy hành chính là chưa đủ mà phải đi sâu vào cải cách thể chế để thật sự đạt được bộ máy nhà nước chuyên nghiệp và minh bạch. Đây cũng chính là thách thức lớn đối với nước ta. Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, tham gia CPTPP còn đem lại nhiều thách thức khác về hoàn thiện khung pháp luật, về thu ngân sách cũng như những quy định về lao động, minh bạch hóa...
CPTPP có hiệu lực sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác thương mại toàn cầu của Việt Nam nói chung và cơ hội cho Gia Lai nói riêng. Theo ông Vũ Tiến Lộc-Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, việc ký kết và phê chuẩn CPTPP thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta phải xây dựng được các cơ chế bảo đảm nâng cao năng lực của chính quyền và doanh nghiệp để có thể hiện thực hóa và mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. 
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 2322/UBND-KTTH triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Các đơn vị thực hiện nộp hồ sơ giải quyết TTHC về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, quầy Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Hà Duy

Công bố 3 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 561/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính (TTHC) mới và quy trình nội bộ giải quyết TTHC trong lĩnh vực chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cổ phiếu DLG sẽ không bị hủy niêm yết

Cổ phiếu DLG sẽ không bị hủy niêm yết

(GLO)- Ông Nguyễn Tường Cọt-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai khẳng định, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Đức Long Gia Lai đang hồi phục và cổ phiếu Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) sẽ không bị hủy niêm yết.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Vật liệu xây dựng không nung khó tiêu thụ

Vật liệu xây dựng không nung khó tiêu thụ

(GLO)- Toàn tỉnh hiện có 16 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung với tổng công suất hơn 169 triệu viên/năm, chủ yếu sản xuất gạch block và gạch terrazzo. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất loại vật liệu này đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.