Cờ bạc 'đại náo' vùng biên: Những trò bạc bịp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các 'chiêu' trò bạc bịp khiến các con bạc tán gia bại sản, 'nướng' hết tiền vào các ổ bạc ở vùng biên.
 
Thâm nhập các ổ bạc ở vùng biên giới VN - Campuchia, PV Thanh Niên được chủ các ổ bạc tiết lộ nhiều chiêu trò “cờ gian bạc lận” để thắng cược.
Nhét chíp mìn vào bụng gà, gắn camera chơi tài xỉu
Các con bạc đều biết việc gian lận ở trường gà nhưng vẫn "cắm đầu" vào sát phạt. Với các trận đá gà tiền cược lớn, chủ gà gian lận thường dùng thuốc, gắn chíp mìn..., trong đó chiêu gà “mìn” được sử dụng phổ biến hơn cả.
 
Nhiều con bạc nói rằng đánh bạc phải có "mánh". ẢNH: TRẦN TIẾN - TIỂU THIÊN
Gà “mìn” nghĩa là khi một hoặc cả hai chiến kê được cho nuốt loại chíp mìn vào bụng. Tùy lượng người bắt độ bên nào lớn hơn thì chiến kê bên đó sẽ bị chủ gà bấm chíp “khai tử”. Chíp sẽ phá nội tạng làm mất sức chiến đấu của gà. “Giá của chíp “mìn” khoảng 6 triệu đồng.
Những chiêu trò này thường chỉ có trận cá cược lớn ở các trường gà lớn mới dùng vì ở đó nhà cái, con bạc đều là người có “máu mặt”, C. “ròm” (nói trong bài trước) bật mí. Tuy nhiên, mánh khóe gian lận này đôi khi cũng xảy ra sự cố khiến chủ gà phải méo mặt. Việc gắn chíp và khai tử gà đã được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng nhưng lúc bấm nút thì chíp không hoạt động, mìn không nổ, chủ gà phải đền cho các con bạc đủ tiền mà “đối thủ” thua.
 
Đá gà cũng có nhiều mánh khóe
Ngoài ra, một số chủ gà còn tẩm thuốc vào cựa sắt, khi gà tung cước, cựa sắt gây sát thương thì gà đối phương lập tức choáng váng, có thể chết tại chỗ. Gần đây, "chiêu" này vừa dễ bị phát hiện vừa nguy hiểm khi chủ gà vô tình bị quệt trúng có thể gây chết người nên ít người dùng.
Một chiêu trò mới nở rộ gần đây là chiến kê bị gãy chân khi lâm trận. Dân “xào chẻ” sẽ làm gãy chân chiến kê, sau đó tẩm thuốc và nhồi một tấm đệm mỏng ngăn không cho xương gà liền lại. Qua thời gian, chiến kê sẽ hoạt động lại bình thường nhưng khi vào trận, chân chỉ cần tung cước, chấn thương ở phần gãy sẽ tái phát. Mục đích là để các con bạc đặt cược vào chiến kê bị "làm thuốc" sẽ thua độ.
“Nhưng với các trường lớn, nếu thấy gà gãy giò bất thường, trọng tài sẽ giữ gà lại để giải phẫu. Nếu gà bị “xào chẻ” thì chủ gà no đòn”, C. "ròm" giải thích.
 
Một người rút nhẫn cầm cố tại sòng để "gỡ vốn"
Một chiêu trò khác cũng được giới gà bịp truyền tai nhau là mua thuốc để gà uống. Khi hai chiến kê xáp lá cà, chỉ cần gà nằm xuống, hai chủ gà có quyền kéo chiến kê về vạch để tiếp tục chiến đấu. Lúc này, chiến kê nào được đặt cược nhiều sẽ được chủ gà vuốt cổ, rồi bóp mạnh làm vỡ viên thuốc trong bao tử gà, gà sẽ nhanh chóng mất sức chiến đấu và thua cuộc.
Đá gà đã có những chiêu trò gian lận thì cờ bạc cũng chẳng kém. Trong giới cờ bạc, để làm cái phải có tiền nhiều và dựa vào mánh khóe, chiêu trò. Một trong những mánh khóe mà giới cờ bạc vẫn hay truyền nhau để cảnh giác là gắn nam châm chìm trong đáy đĩa hoặc gắn nam châm trong con xúc xắc. Tuy nhiên chiêu này đã lạc hậu so với thời buổi công nghiệp 4.0.
D. (đệ tử ruột của C. “ròm”) nói: “Giờ trên nắp có camera, trong túi thằng cái có 2 cái ĐTDĐ, một đứa ở ngoài trực camera, ra tài thì rung phải, ra xỉu rung trái. Nhiệm vụ còn lại là mấy thằng khách mồi phải biết cách tung hỏa mù để con bạc đặt sai”. Nhưng theo con bạc K. (28 tuổi), muốn làm cái phải nắm bắt được tâm lý con bạc, một trong những chiêu trò để “xào chẻ” là giả bộ xóc đĩa nhưng không nhảy số, tỷ lệ ăn sẽ tăng đáng kể.
Tán gia bại sản vẫn lao vào
Trong quá trình thâm nhập, PV Thanh Niên chứng kiến nhiều con bạc cháy túi, cầm cố tài sản với hy vọng gỡ gạc nhưng rồi cũng trắng tay.
Chiều 2.4, các con bạc đổ về sòng của S. “đen” (một tay cờ bạc số má ở một huyện vùng biên tỉnh Bình Phước) ngày một đông. Đánh được hơn 3 giờ, H. (một tay cờ bạc có thâm niên) thua nhẵn túi. H. nói với người bạn đi cùng: “Lấy chiếc nhẫn 5 triệu của mày cầm
3 triệu đi, tí tao trả cho”. Tỏ vẻ không hài lòng nhưng người bạn vẫn rút chiếc nhẫn ra rồi gọi một tay chuyên cầm đồ tại sòng ra báo giá 3 triệu đồng. Người cầm đồ nhìn ngang dọc chiếc nhẫn vài lần rồi rút ra 2,7 triệu đồng đưa cho H. (lãi suất 20%/tháng nhưng lấy trước 10% - PV). Hơn 1 giờ sau, H. lại quay sang bảo bạn chạy về lấy xe ra cầm để “gỡ lại vốn”. Chiếc xe hiệu Mio của bạn H. tiếp tục được đưa ra rao 5 triệu đồng, nhưng lần này tay cầm đồ lắc đầu vì chê xe cũ.
Ai cũng biết “cờ bạc là bác thằng bần”, nhưng nhiều con bạc vẫn không dứt ra được. B. “cò” (27 tuổi) vốn là một thanh niên hiền lành chịu khó làm ăn. Trong một lần đi chơi với bạn, B. được bạn bè rủ rê vào những ổ bạc lớn nhỏ trong vùng, B. thay đổi từ đó. Về sau, B. bỏ luôn công việc chính để đi đánh bạc. Đầu năm 2019, khi đã có một gia đình êm ấm, B. được bố mẹ “tài trợ” hơn 600 triệu đồng để cất nhà, với mong muốn con quay đầu, tu chí làm ăn. Có tiền, máu đỏ đen lại nổi lên, B. vào ổ bạc nướng sạch 600 triệu đồng và chịu nợ thêm một khoản tiền lớn. Nợ nần chồng chất khiến B. túng quẫn tìm cách tự tử nhưng bất thành vì gia đình kịp can ngăn.
Khác với B., K. từng làm “cái” ở nhiều sòng bạc tại tỉnh Bình Phước, cũng có thời huy hoàng túi tiền rủng rỉnh từ việc cờ bạc nhưng giờ phải bỏ xứ trốn nợ cũng vì cờ bạc. Trong một lần say máu đỏ đen, K. thiếu nợ hơn 400 triệu đồng nhưng không có khả năng trả, sợ bị chủ nợ “xử” nên bỏ đi biệt xứ. “Ngựa quen đường cũ”, sau vài tháng sống lang bạt, K. tiếp tục lậm vào cờ bạc, hằng ngày kiếm sống bằng “nghề” xóc đĩa.
“Nợ một đống như vậy, không cờ bạc thì chẳng còn cách nào trả nợ cả!”, K. ngậm ngùi. Nói xong K. vạch áo lên khoe hình xăm sau lưng với hình 3 con xúc xắc đang cười, phía dưới là ngọn lửa đang cháy. K. tấm tắc bảo hình xăm có hồn và cuộc đời của anh ta sẽ gắn liền với nghề... xóc đĩa.  (còn tiếp)
Trưa 2.4, PV được D. (đệ tử ruột của C. “ròm”) dẫn ra quán cà phê để chào hỏi các anh em trong "nghề" cờ bạc tại H.Bù Đốp. Tại bàn, câu chuyện nhóm này chỉ xoay quanh việc ăn thua và ngón nghề “xào chẻ” cờ bạc. Để tiện quản lý tiền bạc và kiếm sống từ nghề cờ bạc, C. “ròm” và nhóm lính hùn hạp thành lập “công ty” (nhiều con bạc góp vốn để đánh bạc, làm nhà cái - PV). Nhóm này tuyển lính mới về huấn luyện "nghề". Những lính mới sẽ được dẫn theo để học việc ở tất cả sòng bạc lớn, nhỏ trong vùng. C. “ròm” làm thủ lĩnh sẽ kiếm các sòng bạc để “thầu cái”. D. có nhiệm vụ giữ tiền và ghi tiền ăn chia khi đá gà và cho vay nóng. K. là tay chuyên cờ bạc nên được giao nhiệm vụ làm cái, ngồi xóc đĩa tại các sòng mà
C. “ròm” chỉ định. Ngoài ra nhóm này còn tuyển thêm một số lính mới có nhiệm vụ đòi nợ các con bạc.
Để có việc cho nhóm lính của mình, C. “ròm” dựa vào quan hệ để liên hệ “thầu cái” tại các sòng lớn, nhỏ trên địa bàn. Mỗi ngày C. “ròm” phải trả tiền thầu từ 10 - 50 triệu đồng dù lời hay lỗ.

“Có bao giờ làm cái bị thua không?”, PV hỏi. C. “ròm” lắc đầu và khẳng định 99% là có lời vì trong nghề đều có mánh khóe để nhà cái kiếm lời. “Thế mới phải bỏ tiền vào làm cái ở các sòng chứ. Như sòng C.C nếu muốn làm cái thì 50 triệu/ngày cũng chưa chắc được vào làm”, C. “ròm” giải thích. Nói rồi C. “ròm” cùng các đàn em tiếp tục hướng dẫn công việc cho lính mới, thỉnh thoảng D. lại vỗ vai động viên chúng tôi vì D. cũng từng làm lính mới.

Trần Tiến (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.