Chuyện ít biết về 'sát thủ' giấu mình ở đại dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 6/10/2023, ngư dân Trần Văn Nhứt, quê ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã bị cá kiếm đâm trọng thương tại vùng biển Trường Sa. Ở vùng biển miền Trung, chuyện cá kiếm lao cái mỏ nhọn như mũi lao để đâm người, xuyên thủng thuyền đánh cá đã được nhắc đến ngót trăm năm nay.

Tui lạy ông cá!

“Tui lạy ông…lại đâm lủng ghe rồi!”. Ông Lệnh kể lại khoảnh khắc khi phát hiện cá kiếm lại lao vào đâm thủng ghe đánh cá. Cú đâm “xực” một phát và chỉ phát một là chiếc ghe mê lủng ngay một lỗ. Thủ phạm “gây án” xong thường rút kiếm bỏ chạy, nhưng phần nhiều là vẫn ghim chiếc kiếm lại vị trí đó nên các ngư dân biết “rõ mặt” không ai khác, chính là loại cá hay trả thù con người có cái mỏ dài, sắc nhọn, thỉnh thoảng tung người bay lên mạn tàu để đâm xuyên thấu ngư dân xấu số.

Năm 1964, chàng thiếu niên Phạm Lệnh và người anh trai là Phạm Văn Nhân đi trên chiếc ghe nhỏ rời bến sông Lệ Giang (nay thì phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) ra biển đánh bắt cá. Chiếc ghe nhỏ chạy gần bờ và ngư dân đang thả lưới gai, hóng bóng cá thì có tiếng kêu “xực”, giống như con thuyền sa vào bãi đá ngầm, rồi nước nhanh chóng tràn vào. Ông Lệnh nhào xuống hầm ghe thì tay chạm vào một vật nhọn. Các ngư dân trên ghe thất kinh và lập tức tìm bùi nhùi là loại xơ thân tre được vót mỏng, trộn với dầu rái để trám lỗ thủng.

Từ khoảng năm 2000 trở về trước, phần lớn ghe ngư dân được đóng bằng cách lấy gỗ tạo khung sườn, còn phía dưới bụng thì lót mê nan tre đã được xử lý chống thấm. Thanh kiếm sắc nhọn của cá kiếm và tốc độ lao đi hơn 100 km/giờ đã đánh đắm khá nhiều tàu cá của ngư dân ở các tỉnh thành.

Trước đây, ghe mê nan của bà con ở làng chài các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên thỉnh thoảng vẫn bị cá kiếm lao vào đâm thủng mê nan. Có những con cá kiếm ước tính chỉ nặng hơn 20 kg, nhưng đã manh động tấn công khiến nhiều thuyền suýt bị chìm. Nhưng đáng sợ hơn là bị cá kiếm có trọng lượng trên 50 kg tấn công. Loại cá này to bằng 2 bắp chân người lớn, mỗi khi mũi kiếm đâm vào thì con cá cứ để nguyên mũi kiếm khủng khiếp tại chỗ và nước tràn vào ghe khiến ngư dân suýt bỏ mạng.

Dù ngán cá kiếm, nhưng vì thịt cá này rất ngon, món đặc biệt nhất là bộ lòng, gan xào với rau thơm. Vì vậy cá kiếm vẫn trở thành loại cá bị ngư săn lùng.

Tước kiếm mới yên

Từ khoảng năm 2000 đến nay, phần lớn các thuyền đánh cá, dù là loại nhỏ nhưng vẫn được đóng bằng gỗ toàn bộ và loại bỏ chiếc mê nan mong manh dưới bụng thuyển. Chuyện cá kiếm đâm chìm ghe lắng xuống dần. Nhưng rồi vẫn có chiếc ghe vỏ gỗ bị cá kiếm đâm xuyên cái mỏ dài qua kẽ hở, mối nối của các phiến gỗ.

Ngư dân Trần Văn Nhứt vừa bị cá kiếm tấn công đầu tháng 10/2023. Ảnh: NV

Ngư dân Trần Văn Nhứt vừa bị cá kiếm tấn công đầu tháng 10/2023. Ảnh: NV

Ngư dân Nguyễn Ngọc Quý, quê ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi kể câu chuyện thực sự khó tin và anh mô tả là bực mình hết sức, vì cái mỏ nhọn hoắt đâm vô bụng chiếc thuyền gỗ và mắc luôn ở đó. Cú đâm này chứng tỏ con cá kiếm có lực đâm không khác gì viên đạn bắn ra từ nòng súng.

Tại thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, nếu hỏi chuyện ai bị cá kiếm tấn công và lâm cảnh tàn phế, mọi người sẽ lập tức chỉ đến ngôi nhà anh Huỳnh Nhị nằm ở góc sân bãi của thôn. Anh Nhị bị cá kiếm đâm trong một lần đi đánh cá trên biển vào năm 2002. Cú đâm xuyên qua cổ nhưng may mắn là vết đâm nằm trượt một bên nên anh may mắn sống sót, nhưng đi lại rất khó khăn, trở thành người tàn phế.

Vụ cá kiếm đâm ngư dân gần đây nhất xảy ra đối với ngư dân đi trên tàu đánh cá PY 96549 TS vào chiều tối ngày 6/10/2023. Chiếc tàu này có 5 ngư dân đi bạn, làm nghề câu, do ngư dân Trần Văn Nhứt, quê ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên làm thuyền trưởng. Nửa đêm ngày 5/10, tàu đánh bắt tại khu vực đông nam đảo Phú Quý khoảng 120 hải lý, một con cá kiếm đã bay lên và đâm ngang bụng ông Nhứt.

Chiếc mỏ nhọn hoắt của một con cá kiếm nặng 50 kg. Ảnh: Văn Chương

Chiếc mỏ nhọn hoắt của một con cá kiếm nặng 50 kg. Ảnh: Văn Chương

Có một vụ việc bị cá kiếm đâm xảy ra cách đây khá lâu, và nạn nhân còn bị cá kiếm “xử tệ” vì sau khi đâm, tiếp tục cắn chân nạn nhân, đó là vụ anh Lê Vi Bi, quê ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nửa đêm ngày 7/5/2013, anh Bi ngồi trên mạn thuyền câu mực thì bất ngờ bị một con cá kiếm nặng khoảng 15 kg phóng từ dưới biển lên và đâm xuyên qua người. Cú đâm quá hiểm, xuyên qua bụng nên anh Bi choáng váng ngã xuống biển và bị con cá kiếm này tiếp tục cắn vào chân phải, trong khi các ngư dân đi bạn hò hét, xua đuổi để cứu người bị nạn.

Món ngon nhất đại dương

Hiện nay, loại lưới rê xù (mắt lưới rất thưa), thuộc dự án của Nghị định 67 chính là thứ khiến cá kiếm bị vây bắt nhiều nhất. Tôi từng theo tàu đánh cá Thành Công 01 mang giàn lưới dài 12 km ra vùng hải phận quốc tế và chứng kiến một đêm quây cá kiếm. Cả đêm, ông thuyền trưởng “canh gác” giàn lưới dài quá khổ thông qua 12 chiếc phao có gắn tín hiệu phát sóng AIS trên màn hình 14 inches là LXU-B37.

Từ năm 1982 về trước, những loại cá kiếm nặng trên 100 kg được ngư dân đánh bắt khá nhiều ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo thời gian, những loại cá kiếm lớn hiếm dần và bãi ngầm Macclesfield là nơi có cá kiếm nặng tới 200 kg. Các ngư dân khi bắt được thì giống như một cuộc đi săn, sau đó cưa cá làm 3-4 khúc thì mới bỏ lọt được xuống hầm tàu.

Đêm xuống, mặt biển lặng như tờ, nhưng thỉnh thoảng phát ra âm thanh như người lội dưới nước. Cảm giác dễ gây giật mình nhất là những bóng trắng tung lên khỏi mặt biển rồi lại chìm xuống, im lặng. Các ngư dân chỉ vào màn hình đang hiện ra tín hiệu MMSI 574951802 và cho biết, sáng sớm mai sẽ kiếm được kha khá cá kiếm loại 50 kg.

Sáng hôm sau, bánh trục quay kéo nhanh giàn lưới và từng chú cá kiếm nhô lên khỏi mặt biển, rơi “oạch” xuống sàn tàu. Phần lớn cá kiếm bị dìm và cuốn chặt trong lưới rê xù nên khi kéo lên tàu thì cá kiếm đều đã chết. Còn nếu cá kiếm còn sống thì ngư dân phải nhanh chóng “tước kiếm” bằng dao phay. Để con cá kiếm khi cấp đông vẫn tươi ngon, ngư dân nhanh chóng mổ lấy bộ lòng. Món lòng cá kiếm xào dứa, hành tây là món ăn có lẽ ngon nhất trên đại dương.

Giờ đây, khi điện thoại smart phone đã phổ biến, câu chuyện về cá kiếm tấn công con người không còn là chuyện kể bằng miệng, mà đã bắt đầu lọt vào ống kính camera ở nhiều vùng biển Việt Nam và khắp thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.