Chuyên gia xác nhận mảnh vỡ máy bay chuyến MH370

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo thông tin trên trang Simple Flying, chuyên gia hàng không vũ trụ Richard Godfrey đã xác nhận các mảnh vỡ được tìm thấy trên bãi biển Antsiraka ở Madagascar năm 2019 là một phần của bánh xe ở dưới mũi chiếc máy bay Boeing 777-200ER của Hãng hàng không Malaysia Airlines, mất tích năm 2014 khi đang thực hiện chuyến bay số hiệu MH370.
Gần một thập kỷ đã trôi qua nhưng sự biến mất của chuyến bay MH370 vẫn là điều bí ẩn. (Nguồn: AP)

Gần một thập kỷ đã trôi qua nhưng sự biến mất của chuyến bay MH370 vẫn là điều bí ẩn. (Nguồn: AP)

Mảnh vỡ nói trên do thợ săn xác tàu Blaine Gibson phát hiện tại Madagascar năm 2019. Theo ông Godfrey, hiện có khoảng 41 mảnh vỡ đã được xác nhận là của chiếc máy bay này.

Chuyến bay MH370 cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur ở Malaysia dự kiến sẽ tới Bắc Kinh, nhưng những trao đổi cuối cùng bằng giọng nói giữa buồng lái và trạm kiểm soát không lưu đã bị gián đoạn kể từ phút thứ 37 sau khi MH370 khởi hành.

Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ quy mô lớn đã được triển khai ngay sau đó nhưng chỉ tìm thấy rất ít dấu vết của chiếc máy bay này.

Có thể bạn quan tâm

UNHCR cảnh báo tình trạng di dân nguy hiểm ở Syria và Lebanon

UNHCR cảnh báo tình trạng di dân nguy hiểm ở Syria và Lebanon

(GLO)- Ông Gonzalo Vargas Llosa, đại diện của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Syria ngày 22/11 cho biết, người dân Lebanon di tản sang Syria phải đưa ra lựa chọn khó khăn và có khả năng đe dọa đến tính mạng là trở về nước. Lý do là vì “điều kiện kinh tế cực kỳ tồi tệ ở Syria”.

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.