Chuyện đẹp "Bầu bí thương nhau" (*): Thấy bà con khó khăn, thương lắm!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người góp vài cân gạo, vài trái bí, dăm bó rau, chục quả trứng gà... Của không đáng là bao nhưng nghĩa tình của người dân nghèo miền Trung thật sâu nặng
Cũng như người dân các địa phương trong cả nước những ngày qua, nhiều người dân Hà Tĩnh đã và đang tổ chức quyên góp thực phẩm tại địa phương để gửi vào TP HCM ủng hộ người dân TP HCM đang căng mình chống dịch, với mong ước TP sớm vượt qua đại dịch Covid-19.
Của ít lòng nhiều
Trường Mầm non Đồng Môn cơ sở 2 (TP Hà Tĩnh) là địa điểm tập kết nông sản hỗ trợ đồng bào TP HCM, do nhóm thiện nguyện Mái ấm hướng thiện TP Hà Tĩnh đứng ra tổ chức. Chị Nguyễn Phương Dung, trưởng nhóm, cho biết: "Nhằm san sẻ một phần khó khăn với người dân TP HCM, với ý nghĩa tương thân tương ái, chúng tôi đã kết nối với bạn bè, hình thành các điểm tiếp nhận hàng cứu trợ tại TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh, để quyên góp được nhiều nông sản thực phẩm gửi cho bà con trong Nam. Ngoài việc quyên góp thực phẩm, chúng tôi cũng kêu gọi đóng góp được một số tiền và đã gửi vào cho câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện trong đó mua hàng hóa tặng người lao động nghèo. Dự tính sáng sớm 17-7 này, khoảng hơn 20 tấn hàng đầu tiên sẽ khởi hành kịp vào tiếp tế cho người dân trong đó" - chị Dung cho biết.

Người dân Huế chở nông sản tới điểm quyên góp để gửi vào hỗ trợ người dân trong vùng dịch tại các tỉnh, thành phía Nam .Ảnh: QUANG TÁM
Người dân Huế chở nông sản tới điểm quyên góp để gửi vào hỗ trợ người dân trong vùng dịch tại các tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: QUANG TÁM

Nông sản do bà con tự sản xuất mang tới điểm tập kết ngày càng nhiều .Ảnh: VĨNH GIA
Nông sản do bà con tự sản xuất mang tới điểm tập kết ngày càng nhiều. Ảnh: VĨNH GIA

Người dân Huế chở nông sản tới điểm quyên góp để gửi vào hỗ trợ người dân trong vùng dịch tại các tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: QUANG TÁM
Người dân Huế chở nông sản tới điểm quyên góp để gửi vào hỗ trợ người dân trong vùng dịch tại các tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: QUANG TÁM

Một cụ bà góp ít gạo và quả bí xanh làm quà cho đồng bào TP HCM . Ảnh: VĨNH GIA
Một cụ bà góp ít gạo và quả bí xanh làm quà cho đồng bào TP HCM . Ảnh: VĨNH GIA
Trong số những người đóng góp ủng hộ người dân TP HCM còn có cả người nghèo. Chị Dung kể khi đến nhận quà ở thôn Quyết Tiến, xã Thạch Môn, huyện Thạch Hà, một cụ bà mang theo mấy cân gạo đến gặp đoàn thiện nguyện nói: "Mấy bữa ni xem đài thấy bà con trong nớ gặp khó khăn nên thương lắm! Của ít lòng nhiều, bà nghèo, chỉ có ít cân gạo gửi cho bà con".
Công việc của chị Võ Thị Huệ, thành viên nhóm thiện nguyện, là đến các vườn bí của người dân để xem chất lượng, nếu được sẽ báo cho nhóm đưa xe tới thu mua mang về. Tiền mua bí là của các nhà hảo tâm đóng góp và một phần của các thành viên trong nhóm. "Thấy người dân trong đó đang vất vả chống dịch Covid-19, em nghĩ họ cũng như người thân của mình đang gặp khó khăn. Chỉ mong sao bà con sớm chiến thắng dịch bệnh" - chị Huệ bày tỏ.
Anh Lê Ngọc Doãn - Giám đốc Công ty Du lịch Việt Holiday, người đứng ra phát động quyên góp và tiếp nhận hỗ trợ tại điểm Trường Mầm non Đồng Môn cơ sở 2 - cho biết đã quyên góp được hơn 10 tấn nông sản các loại. "Cũng may là chúng tôi đã kết nối được với một nhóm thiện nguyện tại TP HCM để vận chuyển và phân phối số quà này đến tay bà con trong đó" - anh Doãn phấn khởi.
Có gì giúp nấy
Hôm 13-7, chuyến xe đầu tiên chở gạo, củ quả, thực phẩm chế biến... của người dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lăn bánh để kịp vào hỗ trợ người dân TP HCM và các tỉnh lân cận đang có dịch. Từ khi nghe tin dịch bệnh bùng phát trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía Nam, người dân xã Quảng Phú đã kêu gọi nhau, ai có gì ủng hộ đó để tiếp viện.
Bà Phạm Thị Chiện (ngụ thôn Xuân Tùy, xã Quảng Phú) là một trong nhiều người đóng góp đầu tiên, mang gạo, ớt, đậu phộng... đến điểm tập kết rau củ quả của thôn để bà con trong Nam sớm nhận được.
Người góp bao gạo, người góp vài trái bí, dăm bó rau muống, vài quả trứng gà...; nhiều người còn góp tiền để mua 200 hộp đựng dưa muối và nhiều thực phẩm, sản vật khác của địa phương, mong giúp được đồng bào miền Nam đến đâu hay đến đó.
Chị Hoàng Thị Quỳnh Dao (29 tuổi; ngụ thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) bày tỏ: "Vùng quê chúng tôi nhiều năm ngập lụt, nhiều gia đình bị thiệt hại nặng, cuộc sống khi ấy rất khó khăn. Chúng tôi được đồng bào miền Nam cứu trợ rất nhiều. Vậy nên, đây là lúc chúng tôi đáp nghĩa". 
(Còn tiếp)
Gửi cá vào siêu thị 0 đồng
CLB Xe bán tải Đà Nẵng (PDC) - từng thực hiện các hoạt động cứu trợ tại Đà Nẵng khi dịch bùng phát đợt 2 tại TP này vào cuối tháng 7 năm ngoái - đã nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ người dân vùng dịch của TP HCM, với tên gọi "Chung tay cùng TP HCM đẩy lùi Covid-19". Chương trình bắt đầu thực hiện vào ngày 10-7, phần lớn kinh phí do thành viên trong CLB đóng góp, chủ yếu dùng mua thực phẩm. Cá nục là mặt hàng đầu tiên được chọn mua.
Anh Bùi Minh Việt, phó chủ nhiệm CLB, cho rằng hiện các khu cách ly, phong tỏa ở TP HCM rất cần nguồn thực phẩm tươi sống, nhất là những thực phẩm được đóng gói kỹ càng, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ. Chính vì thế, các thành viên CLB đã ra cảng cá Thọ Quang, liên hệ các vựa cá để mua được cá nục tươi từ tàu ngư dân vừa cập bờ. Sau khi chọn được cá, họ lại đưa đến Công ty Thủy sản Đà Nẵng để thực hiện khâu sơ chế, cấp đông và đóng gói miễn phí từng ký.
Ngày 16-7, PDC đã chuyển chuyến hàng đầu tiên của mình với 17 tấn cá nục vào đến TP HCM. Hội Tình nguyện chung tay vì cộng đồng cùng Đội phản ứng nhanh CLB Xe bán tải TP HCM đã tiếp nhận và phân phối cho các siêu thị 0 đồng tại nhiều quận, huyện. "Hy vọng khi nhận được những phần cá này, bà con sẽ cảm thấy ấm lòng. Dù giá trị của những phần quà này không lớn nhưng đó là tấm lòng chia sẻ khó khăn của chúng tôi, mong muốn góp phần cùng TP HCM vượt qua đại dịch" - anh Việt bày tỏ.
Cùng với chuyến cá nghĩa tình nói trên, PDC cũng liên hệ mua 1.200 thùng mì gói tại TP HCM để bổ sung lượng hàng hóa ở các siêu thị 0 đồng. PDC cũng đã liên hệ mua 10 tấn rau củ quả, vận chuyển từ Đà Lạt xuống TP HCM, các thành viên của CLB Xe bán tải tại TP HCM chuyển đến các siêu thị 0 đồng. Anh Việt còn cho hay thông qua các đầu mối hàng hóa, một số anh em là chủ doanh nghiệp - thành viên của PDC - đã vận động quyên góp được 10 tấn củ quả từ các nhà vườn ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Chuyến hàng này dự kiến sẽ xuất phát đi TP HCM vào ngày 17-7.
Vĩnh Gia - Quang Tám - Bích Vân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.