Chuột có khả năng 'sơ cứu' đồng loại, thậm chí cố gắng hồi sinh kẻ đã chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nghiên cứu mới đây tiết lộ rằng chuột có thể thực hiện hành vi giống như sơ cứu khi phát hiện đồng loại bất tỉnh.

Chúng liếm mặt, kéo lưỡi và thậm chí cắn nhẹ để kích thích bạn đồng hành tỉnh lại, với mức độ "cấp cứu" mạnh mẽ hơn ở những con chuột quen biết nhau lâu.

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Nam California thực hiện, được công bố trên tạp chí Science, đã quan sát cách chuột phản ứng khi một con khác rơi vào trạng thái nguy kịch.

Kết quả cho thấy, thay vì bỏ mặc, chuột chủ động tiếp cận, chạm vào, liếm và thậm chí kéo lưỡi đồng loại để kích thích phản ứng. Đặc biệt, những con chuột quen nhau từ trước có xu hướng hành động quyết liệt hơn, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Wenjian Sun, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận hành vi tương tự hồi sức cấp cứu ở chuột chưa qua huấn luyện. Phát hiện này cho thấy động vật có thể có phản ứng bản năng để cứu đồng loại khi cần thiết."

Chuột sẽ cố gắng cứu tỉnh đồng loại khi thấy đối phương bất tỉnh.
Chuột sẽ cố gắng cứu tỉnh đồng loại khi thấy đối phương bất tỉnh.

Thử nghiệm cho thấy chuột dành gần một nửa thời gian (trong 13 phút quan sát) để tiếp xúc với đồng loại bất tỉnh, với cường độ chăm sóc tăng dần. Hơn 50% số chuột đã kéo lưỡi bạn đồng hành, một hành động chưa từng được ghi nhận trước đây ở loài gặm nhấm.

Điều đáng chú ý là chuột có thể nhận biết tình trạng nguy kịch mà không cần dựa vào thị giác. Ngay cả trong bóng tối, chúng vẫn tự động thực hiện các hành vi sơ cứu. Khi con chuột bất tỉnh tỉnh lại, đồng loại ngay lập tức ngừng hành vi này, cho thấy chúng có khả năng nhận biết sự thay đổi trạng thái của nhau.

Mặc dù phát hiện này cho thấy chuột có bản năng giúp đỡ đồng loại tương tự con người, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân.

"Chúng tôi không loại trừ khả năng đây chỉ là hành vi bản năng được tiến hóa theo thời gian, thay vì có chủ đích thực sự giúp đồng loại tỉnh lại," Sun cho biết.

Một nghiên cứu khác của Đại học California, Los Angeles, cũng được công bố trên Science, đã tìm ra cơ chế thần kinh liên quan đến hành vi này. Theo đó, oxytocin – còn được gọi là "hormone tình yêu" – đóng vai trò quan trọng trong phản ứng cứu trợ. Khi các neuron oxytocin bị vô hiệu hóa hoặc các thụ thể của nó bị chặn, chuột không còn thực hiện hành vi sơ cứu nữa.

"Điều này củng cố vai trò của oxytocin trong việc thúc đẩy sự gắn kết xã hội, không chỉ ở con người mà còn ở loài chuột," Sun nhấn mạnh.

Nghiên cứu mở ra góc nhìn mới về hành vi xã hội của động vật và có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế sinh học của sự đồng cảm, tương trợ. Trong tương lai, các nghiên cứu sẽ tiếp tục làm sáng tỏ những mạch thần kinh cụ thể điều khiển hành vi này.

Phát hiện rằng một loài gặm nhấm nhỏ bé như chuột có thể có hành vi tương tự sơ cứu ở người cho thấy rằng lòng trắc ẩn có thể đã xuất hiện từ lâu trong quá trình tiến hóa, không chỉ giới hạn ở con người hay các loài động vật bậc cao.

Theo Bảo Tuấn (TPO/Nguồn Live Science)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education” tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) sáng 30.6, 70 học sinh đến từ các trường THPT khối Label France Education thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có cơ hội giao lưu trực tiếp với GS Duncan Haldane

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

(BĐ) - Sáng 30.6, gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ đến từ 10 quốc gia trên thế giới dự khai mạc Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử, do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức.
Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null