Chư Sê: Nhiều hoạt động an sinh nhân dịp Đại lễ Vu Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), cùng một số chùa trên địa bàn huyện đã tổ chức hoạt động an sinh giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, nhân dịp Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2568- Dương lịch 2024.

Con em các làng dân tộc thiểu số tại xã Kông Hlok (huyện Chư Sê) tham gia chương trình nhận quà tặng chuẩn bị năm học mới 2024-2025, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Chư Sê phối hợp với với Chùa Mỹ Thạch và nhà hảo tâm tổ chức. Ảnh Thanh Nhật
Con em các làng dân tộc thiểu số tại xã Kông Hlok (huyện Chư Sê) tham gia chương trình nhận quà tặng chuẩn bị năm học mới 2024-2025, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Chư Sê phối hợp với với Chùa Mỹ Thạch và nhà hảo tâm tổ chức. Ảnh Thanh Nhật

Tại cơ sở chính của Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (đứng chân tại làng Ser Dơ Mó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê) và điểm trường làng Diếp của xã Kông Htok, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Chư Sê phối hợp với Chùa Mỹ Thạch (thị trấn Chư Sê) và nhà hảo tâm đến từ TP. Hồ Chí Minh trao tặng 500 suất quà cho con em người dân sinh sống tại các làng dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kông Htok, nhân dịp Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2568 và chuẩn bị bước vào năm học mới 2024-2025.

Theo đó, mỗi phần quà trị giá khoảng hơn 450 nghìn đồng, gồm: 1 ba lô học sinh, 1 bộ quần áo đồng phục học sinh, vở và dụng cụ học tập, bánh kẹo và đồ chơi trẻ em... Tổng trị giá quà tặng gần 250 triệu đồng.

Cũng trong dịp này, phát huy tinh thần tương thân tương ái của mùa Vu Lan báo hiếu tứ ân, Chùa Phước Viên (xã HBông, huyện Chư Sê) trao tặng 50 suất quà cho các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn sinh sống ở xã HBông. Mỗi suất quà 500 nghìn đồng gồm tiền mặt, gạo, mỳ ăn liền, quần áo và một số nhu yếu phẩm. Tổng kinh phí tặng quà từ thiện 25 triệu đồng thuộc nguồn ủng hộ của bà con phật tử.

Chùa Phước Viên (xã HBông huyện Chư Sê) tặng quà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã HBông, nhân dịp Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2568-Dương lịch 2024. Ảnh Thanh Nhật
Chùa Phước Viên (xã HBông huyện Chư Sê) tặng quà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã HBông, nhân dịp Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2568-Dương lịch 2024. Ảnh Thanh Nhật

Được biết những năm qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Chư Sê, các chùa và tịnh xá đứng chân trên địa bàn huyện, bà con phật tử cùng sự tham gia của các Mạnh Thường Quân trong và ngoài tỉnh thường xuyên duy trì các hoạt động chăm lo cho người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thiết thực góp phần vào công tác an sinh xã hội tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

“Nghe kể chuyện làng mình”

“Nghe kể chuyện làng mình”

(GLO)- Tựa như một lời rì rầm, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của nữ họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu (Gia Lai) gây bất ngờ khi thoát ly những mô típ quen thuộc để kể về một đời sống quá đỗi dung dị và yên bình của những ngôi làng Tây Nguyên theo lối rất riêng.

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.