Chư Sê linh hoạt tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã triển khai các phương án dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình địa phương và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Từ đầu tháng 10 đến nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên các trường học trên địa bàn thị trấn Chư Sê đều phải triển khai dạy học bằng hình thức trực tuyến. Ngay từ đầu năm học, Trường Tiểu học Hùng Vương đã chủ động xây dựng 2 phương án dạy học tùy vào tình hình dịch bệnh. Đồng thời, nhà trường tổ chức tập huấn dạy học trực truyến thông qua ứng dụng Google Meet; thành lập tổ quản lý, tổ chức, điều hành, hỗ trợ về công nghệ thông tin cho giáo viên trong quá trình dạy học trực tuyến. Ngoài ra, nhà trường cũng chuẩn bị chu đáo về cơ sở hạ tầng, nhất là đường truyền internet… Cô Đỗ Thị Thủy-Phó Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Việc triển khai dạy học trực tuyến cơ bản đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ giáo viên đã khai thác và sử dụng khá thành thạo các ứng dụng trong Google Meet như tổ chức lớp học, điểm danh tự động, quản lý học sinh… Việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong thời gian nhà trường triển khai dạy học trực tuyến cũng khá nhịp nhàng. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến đạt 99,7%”.
100% giáo viên Trường Tiểu học Hùng Vương sử dụng thành thạo các ứng dụng phần mềm dạy học trực tuyến. Ảnh: Quang Tấn
Giáo viên Trường Tiểu học Hùng Vương (thị trấn Chư Sê) sử dụng khá thành thạo các ứng dụng phần mềm dạy học trực tuyến. Ảnh: Quang Tấn
Từ ngày 15-11, Trường Tiểu học Hùng Vương cho học sinh quay trở lại học trực tiếp. Để đảm bảo công tác phòng-chống dịch Covid-19, trước mắt, nhà trường tổ chức cho học sinh lớp 1 và 2 học trực tiếp; học sinh lớp 3, 4 và 5 tiếp tục học trực tuyến. Tùy vào tình hình dịch bệnh, nhà trường sẽ có phương án tổ chức dạy học phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Các giáo viên cũng xây dựng kế hoạch, bố trí thời gian hợp lý, tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh lớp 1, 2 nhằm bổ sung, củng cố kiến thức.
Sau một thời gian dạy trực tuyến, đến nay, các trường học ở xã Ia Hlốp đã tổ chức dạy trực tiếp. Bên cạnh tập trung bổ sung kiến thức cho học sinh, các trường đặc biệt chú trọng đến công tác phòng-chống dịch bệnh. Cô Thái Thị Hoàn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong-thông tin: Toàn trường có 1.300 học sinh với 35 lớp tại điểm trường chính và 3 điểm trường làng. Để đảm bảo an toàn phòng dịch, mỗi lớp được chia thành 2 lớp học nhằm đảm bảo giãn cách; phân luồng giờ học sinh ra vào lớp, tránh tiếp xúc đông người; đồng thời, tổ chức đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn cho học sinh trước và sau khi ra khỏi trường. “Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD-ĐT, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung dạy học theo chương trình điều chỉnh ứng phó với dịch Covid-19. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ đạo giáo viên bố trí thời gian để bổ sung kiến thức cho học sinh, nhất là các em không có điều kiện tham gia học trực tuyến”-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong cho hay.
Bên cạnh tập trung bổ sung kiến thức cho học sinh thì công tác đảm bảo an toàn phòng-chống dịch được Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thị trấn Chư Sê) chú trọng thực hiện nghiêm. Ảnh: Quang Tấn
Bên cạnh tập trung bổ sung kiến thức cho học sinh thì công tác đảm bảo an toàn phòng-chống dịch được Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thị trấn Chư Sê) chú trọng thực hiện nghiêm. Ảnh: Quang Tấn
Trao đổi với P.V, ông Phạm Văn Hoàng-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Sê-cho biết: Toàn huyện có 16 trường THCS và 15 trường tiểu học với hơn 22.500 học sinh. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Phòng đã chỉ đạo các trường triển khai 2 phương án: vừa dạy trực tuyến, vừa dạy trực tiếp tùy vào tình hình dịch bệnh. Đối với các trường triển khai dạy học trực tuyến thì xây dựng kế hoạch, nội dung dạy học phù hợp, chỉ chọn những nội dung cốt lõi nhằm giảm áp lực cho học sinh. Những học sinh không có điều kiện học trực tuyến thì giao bài tập cho các em qua Zalo và phối hợp với phụ huynh để giám sát, giúp học sinh nắm bắt kiến thức. Đối với dạy học trực tiếp thì các trường phải chia lớp ra dạy nhằm giữ khoảng cách cũng như tổ chức phân luồng, đo thân nhiệt, sát khuẩn thường xuyên. Đồng thời, các trường xây dựng kế hoạch dạy phụ đạo để bổ sung kiến thức, nhất là các em học sinh không có điều kiện học trực tuyến.
“Hàng tuần, trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 cấp xã, các trường đề xuất phương án dạy học. Từ đó, Phòng sẽ tổng hợp và đề xuất Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 huyện phương án tổ chức dạy học của từng trường để đảm bảo an toàn phòng-chống dịch. Bên cạnh đó, Phòng cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra cơ sở hạ tầng phục vụ cho dạy trực tuyến; cách quản lý của nhà trường trong việc kiểm soát giáo viên dạy, số học sinh tham gia học trực tuyến; sự tương tác giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh”-Trưởng phòng GD-ĐT huyện cho hay.  
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.