Chủ động tiêm phòng vắc xin và phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc tại một số địa phương thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị và Quảng Nam, nhiều địa phương trong tỉnh cũng đồng loạt triển khai thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Gặp-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Prông, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thị trấn Chư Prông có 7 con bò có triệu chứng mắc bệnh lở mồm long móng. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y huyện đã phối hợp với UBND thị trấn kịp thời xử lý, khống chế, không để phát sinh thành điểm dịch cũng như lây lan; đồng thời, thường xuyên hướng dẫn nhân dân các biện pháp vệ sinh chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh bùng phát.

 

Tập quán chăn nuôi lạc hậu gây khó khăn cho công tác phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng của địa phương. Ảnh Hải Lê
Tập quán chăn nuôi lạc hậu gây khó khăn cho công tác phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng của địa phương. Ảnh Hải Lê

Tại huyện Đức Cơ, trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng xuất hiện tại một số địa phương trong cả nước, thực hiện Công điện khẩn số 28/CĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo về việc tăng cường phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với Trạm Thú y, UBND các xã, thị trấn triển khai việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho gia súc. Đến nay, toàn huyện đã hoàn tất việc tiêm vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đợt I (6.675 mũi) và đã tiến hành tiêm được 1.000/6.675 mũi vắc xin đợt II.

Song song với đó, huyện cũng triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường, cấp 324 lít hóa chất khử trùng Benkocid cho các xã, thị trấn và Ban Quản lý chợ Đức Cơ để phát cho các hộ chăn nuôi khu vực mua bán gia súc, các điểm giết mổ tập trung. Nhờ vậy đã tiêu độc, khử trùng được 645.600 m2 và tăng cường thực hiện công tác kiểm dịch động vật, tiến hành kiểm tra các quầy thuốc thú y về hạn sử dụng thuốc trong danh mục…

 

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra điểm dịch lở mồm long móng. Ảnh Hải Lê
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra điểm dịch lở mồm long móng. Ảnh Hải Lê

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đak Pơ, tổng đàn gia súc của huyện hiện có 16.600 con. Để chủ động phòng tránh dịch bệnh lở mồm long móng, huyện đã triển khai tiêm phòng 16.600 mũi vắc xin lở mồm long móng cho đàn gia súc (đợt I) và 7.800 mũi vắc xin lở mồm long móng đợt II. Đồng thời, đã cấp 340 lít hóa chất Benkocid cho các xã và các điểm chợ để vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường.

Ông Dương Ngọc Thanh- Phó Chi cục phó chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh hiện có 331.000 con. Tính đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng đợt I cho đàn gia súc và đang tiến hành tiêm đợt II được 270.000/331.000 con.

Trước tình hình dịch bệnh xuất hiện tại địa bàn một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung, chính quyền địa phương đã chỉ đạo ngành chức năng tăng cường các biện pháp phòng-chống dịch bệnh trên đàn gia súc cũng như kiểm soát nguồn gia súc xuất-nhập vào địa bàn, công tác tiêu độc, khử trùng tại các khu vực lò mổ, chợ, khu chăn nuôi…

 

Tuy nhiên, công tác phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh hiện đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc thiếu các phương tiện kỹ thuật cần thiết, địa bàn rộng, lực lượng cán bộ phụ trách thú y còn mỏng trong khi vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức chủ động trong công tác phòng-chống dịch bệnh cũng như phương thức chăn nuôi lạc hậu, tập quán chăn thả rông trâu bò… thì khó khăn lớn nhất hiện nay là ở vắc-xin tiêm phòng dịch lở mồm long móng.

Theo ông Thanh, tỉnh đã được cấp đủ lượng vắc xin cần thiết (331.000 liều vắc xin), tuy nhiên chỉ có một loại vắc xin duy nhất phòng-chống virus lở mồm long móng tuýp O, trong khi tại địa bàn các tỉnh lân cận như Kon Tum, Phú Yên, Đak Lak lại xuất hiện nhiều loại virus thuộc các tuýp khác nên nếu có sự lây lan các tuýp virus khác qua địa bàn thì khả năng phòng bệnh sẽ rất khó, dù đã được tiêm phòng vắc xin.

Cũng theo ông Thanh, từ đầu năm đến nay, nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và ngành chức năng, tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh luôn được đảm bảo, chưa để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm cũng như hình thành ổ dịch bệnh nào.

Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.