Choáng váng khi chiếc bát đựngbóng tennis lâu nay lại có giá đến 4triệu Bảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một gia đình ở Thụy Sĩ đã choáng váng khi biết, chiếc bát đựng những quả bóng tennis trong nhà lại có giá trị gần 4 triệu Bảng Anh (hơn 117 tỉ đồng), đủ để mua vài căn biệt thự có sân tennis.
Chiếc bát bằng đồng này là một bảo vật độc đáo được làm cho hoàng đế Trung Quốc vào 300 năm trước. Một nhà đấu giá của Anh thế kỷ 19 đã bác bỏ nó và cho rằng đó là một mặt hàng làm nhái rẻ tiền, kết quả là chiếc bát được sử dụng như một món đồ nội thất thông thường.
 
Chiếc bát bằng đồng được sử dụng 300 năm trước (Ảnh: KollerAuctions / BNPS)
Chỉ đến khi gia đình sở hữu chiếc bát mời chuyên gia nghệ thuật châu Á Regi Preiswerk đến nhà của họ để xem xét một số cổ vật trong nhà, thì chiếc bát mới thực sự được phát hiện.
Tay cầm hình hoa phượng và hoa mẫu đơn mạ vàng trên chiếc bát khẳng định nó là đồ vật của hoàng gia và được làm cho một trong những hoàng đế Trung Hoa.
 
Các họa tiết trên chiếc bát (Ảnh: KollerAuctions / BNPS)
Không có hồ sơ về bất kỳ chiếc bát nào cùng loại được bán trên thị trường trước đó.
Các nhà đấu giá đã đưa ra ước tính giá trị của chiếc bát sau khi phát hiện là 40.000 Bảng Anh, nhưng thực tế chiếc bát này đã có được sự quan tâm lớn sau khi trưng bày tại một hội chợ đồ cổ ở Hồng Kông.
Cuối cùng chiếc bát đã được bán với giá kỷ lục 3,3 triệu bảng Anh. Với lệ phí được thêm vào, tổng số tiền phải trả cho nó là 3,8 triệu bảng.
Karl Green, thuộc tổ chức đấu giá Koller có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ, cho biết: “Chiếc bát thuộc sở hữu của một gia đình người Đức hiện đang sống ở Thụy Sĩ. Họ đã có nó từ 100 năm trước, khi người ông mang nó từ Trung Quốc về.”
“Ghi nhận đầu tiên về chiếc bát là vào những năm 1960 khi gia đình người Đức này tặng chiếc bát cho một bảo tàng ở Berlin, nhưng họ đã từ chối vì không coi nó là một vật phẩm quan trọng.”
Chiếc bát cũng bị một nhà đấu giá Anh từ chối khi nhìn những bức ảnh của nó. Ông nghĩ rằng chiếc bát đó là một đồ “nhái” được làm vào thế kỷ 19. Vì vậy, gia đình người Đức này đã không nghĩ rằng nó đáng giá và sử dụng nó để đựng những quả bóng tennis.
Chiếc bát khá to, có kích thước bằng một cái bát tô và có thể chứa khoảng chục quả bóng tenis.
Theo Green,“khi chuyên gia của chúng tôi đến thăm ngôi nhà và nhìn thấy nó ở sảnh vào, cô ấy thực sự đã rất ngạc nghiên. Cô biết đó là một vật quan trọng và khi cô tìm hiểu sâu hơn về chiếc bát, cô ấy không thể tìm thấy bất cứ cái nào tương tự. Chiếc bát là một đồ vật độc nhất”
“Tôi sẽ nghĩ rằng số tiền đấu giá chiếc bát sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bất cứ ai. Tôi không chắc gia đình người Đức kia có sân tennis ở nhà không nhưng tôi nghĩ họ có đủ khả năng để xây một vài cái ngay bây giờ.”
Vũ Huy Hoàng (Dân trí/Theo Metro)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null