Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng-chống dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 11-9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng-chống dịch Covid-19.
Nghị quyết nêu rõ hàng hóa của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu để tài trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Hồ sơ, thủ tục áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa nêu trên MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố ban hành văn bản phê duyệt, tiếp nhận hàng hóa nêu trên theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, không để xảy ra việc trục lợi chính sách.
Cơ quan hải quan căn cứ văn bản phê duyệt của Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục không thu thuế nhập khẩu theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 19 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng, Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, không để xảy ra việc trục lợi chính sách.
Hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. Ảnh minh họa
Hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng-chống dịch Covid-19 được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. Ảnh minh họa
Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phòng-chống dịch Covid-19.
Các trường hợp hàng hóa đã nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng-chống dịch Covid-19  trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực được Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố phê duyệt, tiếp nhận hàng hóa tài trợ cho công tác phòng-chống dịch Covid-19 theo quy định được áp dụng chính sách thuế quy định nêu trên. Trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng thì được xử lý số thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đã nộp theo quy định pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa.
Chính sách thuế ưu đãi đối với đối tượng nêu trên được áp dụng cho đến khi có văn bản công bố hết dịch Covid-19 của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ giao Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ, chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập khẩu tài trợ thuộc lĩnh vực y tế đáp ứng điều kiện sử dụng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 để các cơ quan liên quan có cơ sở thực hiện.
Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố có trách nhiệm quản lý, phân bổ và chỉ đạo sử dụng hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đúng đối tượng quy định.
(Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.