Chính quyền ở đâu mà để cả 'làng biệt thự' xây trái phép ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phản hồi về loạt bài viết "Làng biệt thự" xây dựng trái phép dưới chân núi Voi, bạn đọc đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan, đồng thời phải cưỡng chế tháo dỡ không cho tồn tại những công trình trái phép này.  

Toàn cảnh “làng biệt thự” xây trái phép dưới chân núi Voi ẢNH: LÂM VIÊN
Toàn cảnh “làng biệt thự” xây trái phép dưới chân núi Voi ẢNH: LÂM VIÊN
Như Thanh Niên đã thông tin, tại tiểu khu (TK) 268, thuộc thôn Định An, xã Hiệp An, H.Đức Trọng (Lâm Đồng), sát cạnh Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm có một “làng biệt thự” kiểu dáng nhà sàn đang đua nhau mọc lên. Trước đó, vào tháng 5.2019, nơi đây vẫn là rừng và rẫy cà phê, chỉ có vài căn chòi canh rẫy cà phê của đồng bào dân tộc. Được biết, hơn 50 ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất rừng, hiện nay thuộc dự án của Công ty CP du lịch sinh thái Phương Nam (Đà Lạt). Công ty này đã nhiều lần gửi đơn đến chính quyền các cấp kêu cứu vì xảy ra tình trạng lấn chiếm, mua bán đất thuộc dự án để xây dựng nhà trái phép trên diện tích khoảng 45 ha. Trong văn bản báo cáo của UBND xã Hiệp An ngày 2.10.2020 ghi rõ: “Qua kiểm tra tại khoảnh 3, khoảnh 6, TK 268, thuộc đất dự án của Công ty CP du lịch sinh thái Phương Nam xảy ra việc tác động, san gạt mặt bằng và xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp, các trường hợp vi phạm đã tự ý lắp đặt hệ thống điện trung thế dẫn từ hướng TP.Đà Lạt nhằm phục vụ các công trình vi phạm, ngoài ra hệ thống đường mòn trước đây đã được cải tạo mở rộng trung bình 4 m”.
Một làng chứ đâu phải con kiến mà không thấy !
Bạn đọc (BĐ) bức xúc cho rằng việc hơn 50 ngôi nhà xây dựng không phép diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, tại khu vực không phải vùng sâu vùng xa mà chính quyền không hay biết thì quả là “chuyện quá bi hài”. “Buồn thay cả một làng biệt thự xây lên, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng đến khi báo chí vào cuộc thì mới có động tĩnh giải quyết. Nếu làm không dứt điểm sẽ như công trình của bà Nữ tại TP.Phan Thiết”, BĐ Thái ý kiến.
* Tui xây nhà vừa làm móng là đã có người tới hỏi, còn ở đây xây nhà tàng hình nên không ai thấy.
Truong Bui
Tương tự, BĐ Quoc Tam bức xúc: “Nguyên cả làng nằm chình ình ra đó giờ chính quyền mới “hỏa tốc kiểm tra”. Chuyện nực cười”. Trong khi đó, BĐ Thuy An thẳng thắn: “Vì sao chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý triệt để ngay từ đầu mà để họ phá rừng, san đất xây xong hết thì mới biết đến. Quản lý quá yếu kém!”.
“Để xảy ra vụ việc như thế này thì trách nhiệm đầu tiên là của chính quyền địa phương. Cả một làng biệt thự chứ đâu phải con kiến mà các anh không nghe, không thấy, không biết. Cái này do quản lý yếu kém hay còn vấn đề gì nữa? Mong cơ quan chức năng điều tra làm rõ!”, BĐ Đức Minh viết.
Phải cương quyết phá dỡ
Nhiều ý kiến đề nghị các cơ quan chức năng phải cương quyết cưỡng chế phá dỡ những công trình xây trái phép này, đồng thời quy rõ trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị liên quan. “Phải xử lý thật nghiêm, không thể phạt rồi cho tồn tại. Nếu không cương quyết thì sẽ lại có nhiều trường hợp như thế này xảy ra”, BĐ Duc Canh ý kiến.
* Sự việc xảy ra từ lâu mà đến bây giờ mới có chỉ đạo. Sự vô trách nhiệm của chính quyền địa phương là nguyên nhân dẫn tới mọi cái sai.     
Quoc Khanh
* Trách nhiệm của các cơ quan chính quyền là không thể chối cãi.    
Xuân Sơn 
Tương tự, BĐ Tiểu Quyên viết: “Không cho tồn tại hay hợp thức hóa công trình trái phép dưới bất cứ hình thức nào mà phải kiên quyết phá bỏ trả lại nguyên trạng. Đồng thời, phải truy cứu trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị quản lý đã để xảy ra tình trạng này, kể cả xử lý hình sự mới đủ sức răn đe”.
“Tình trạng xây lụi ở thắng cảnh quốc gia hồ Tuyền Lâm từng khiến dư luận rất bất bình. Các cơ quan chức năng Đà Lạt và Lâm Đồng sau đó cương quyết thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ công trình không phép. Với cái làng biệt thự không phép này đề nghị chính quyền cũng phải kiên quyết phá dỡ và truy cứu trách nhiệm của những người liên quan”, BĐ Văn Dũng kiến nghị.
Theo Đ.Huân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.