Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Báo cáo chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu năm 2025 do Cushman & Wakefield thực hiện trên 90 cụm phát triển trung tâm dữ liệu của 26 thành phố cho thấy, Việt Nam có chi phí xây dựng trong nhóm thấp nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ đứng sau lãnh thổ Đài Loan.

Việt Nam tiếp tục được ghi nhận là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trung tâm dữ liệu.

nhieu-tap-doan-da-quoc-gia-da-cong-bo-ke-hoach-hoac-bay-to-su-quan-tam-den-viec-phat-trien-cac-trung-tam-du-lieu-tai-tp-ho-chi-minh-anh-nguon-thoibaonganhangvn.jpg
Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã công bố kế hoạch hoặc bày tỏ sự quan tâm đến việc phát triển các trung tâm dữ liệu tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh nguồn thoibaonganhang.vn

Cụ thể, chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam tính trên megawatt thấp nhất là 5,4 triệu USD, cao nhất là 8,4 triệu USD và theo tiêu chuẩn trung bình là hơn 6,9 triệu USD (tương đương hơn 176 tỷ đồng), tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Mức chi phí này chỉ cao hơn con số tiêu chuẩn trung bình 6,4 triệu USD trên megawatt của Đài Loan và thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng như Trung Quốc đại lục (7,1 triệu USD), Thái Lan (7,6 triệu USD), Indonesia (8,7 triệu USD), Malaysia (9 triệu USD)...

Trung tâm dữ liệu có chi phí xây dựng đắt đỏ nhất châu Á-Thái Bình Dương thuộc về Nhật Bản với mức phí hơn 13,2 triệu USD trên megawatt. Tiếp theo là Singapore (11,7 triệu USD) và Australia (9,6 triệu USD).

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null