ChatGPT lập kỷ lục với trào lưu Ghibli

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơn sốt ảnh AI Ghibli đang giúp ChatGPT tiếp tục lập nên một cú hích trong lịch sử của OpenAI.

Theo TechSpot, thế giới công nghệ đang choáng ngợp trước tốc độ phát triển vũ bão của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI) và ChatGPT của OpenAI chính là minh chứng rõ ràng nhất. Gần đây, CEO Sam Altman hé lộ thông tin gây sốc, khi số người dùng hoạt động hằng tuần (WAU) của chatbot này đã hoặc sắp chạm ngưỡng 1 tỉ người, một con số khổng lồ cho thấy sức ảnh hưởng sâu rộng của AI.

Trào lưu tạo ảnh Ghibli khiến ChatGPT gần chạm ngưỡng 1 tỉ người dùng
Trào lưu tạo ảnh Ghibli khiến ChatGPT gần chạm ngưỡng 1 tỉ người dùng

Trong một sự kiện gần đây, dù ban đầu chỉ tiết lộ con số 500 triệu WAU, ông Altman sau đó đã xác nhận rằng lượng người dùng đã tăng gấp đôi chỉ trong vài tuần. Ông cũng ước tính 'khoảng chừng' 10% dân số thế giới (tương đương 800 triệu người) đang sử dụng các hệ thống của OpenAI. Sự tăng trưởng này nối tiếp kỷ lục trước đó của ChatGPT khi đạt 100 triệu người dùng chỉ sau 2 tháng ra mắt - nhanh nhất lịch sử ứng dụng máy tính.

Động lực chính đằng sau cú nhảy vọt người dùng chính là bản cập nhật tính năng tạo hình ảnh vào ngày 25.3. Đặc biệt, khả năng tạo ra các bức ảnh theo phong cách hoạt hình của Studio Ghibli đã tạo nên một 'cơn sốt' toàn cầu, tràn ngập các mạng xã hội.

Trào lưu này mạnh mẽ đến mức gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng của OpenAI, khiến CEO Altman phải thốt lên rằng nhu cầu quá cao đã làm 'tan chảy' GPU của công ty. Đổi lại, bản cập nhật này đã thu hút tới 1 triệu người dùng mới chỉ trong một giờ và đưa ChatGPT trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới trong tháng 3 với 46 triệu lượt tải mới, theo Appfigures.

Bên cạnh sức hấp dẫn của ảnh AI Ghibli, một yếu tố khác có thể đã góp phần vào sự tăng trưởng này là việc OpenAI nới lỏng một số biện pháp bảo vệ, cho phép tạo ra các hình ảnh mô tả nhân vật công chúng, biểu tượng gây tranh cãi hoặc đặc điểm chủng tộc - một khía cạnh gây nhiều bàn luận.

Song song với sự đón nhận nồng nhiệt từ người tiêu dùng, việc AI ngày càng phổ biến làm dấy lên lo ngại về tương lai việc làm. Nhiều công ty đã bắt đầu cắt giảm nhân sự khi các tác nhân AI dần đảm nhận hoặc thay thế nhiệm vụ của con người. Tuy nhiên, Sam Altman lại có cái nhìn lạc quan. Ông cho rằng AI nên được xem là một công cụ mới mạnh mẽ, giúp con người nâng cao năng lực và làm được nhiều việc hơn, tương tự các cuộc cách mạng công nghệ trước đây.

Theo Phong Đỗ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ý thức bảo mật

Ý thức bảo mật

Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) vừa qua, đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - nhấn mạnh:

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null