Chặt tận gốc cơ chế xin - cho

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ trì hội nghị lần thứ 2 Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM vào sáng 3-2,

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nói đến cơ chế xin - cho khi đại diện Bộ Nội vụ báo cáo về việc xin ý kiến các bộ, ngành đối với 9 lĩnh vực cần phân cấp cho TP HCM.

"Cái gì giao được cho thành phố thì làm chứ không ôm vào làm gì. Cứ ôm rồi tạo cơ chế xin - cho, phát sinh môi trường tiêu cực, sau đó phải thanh, kiểm tra mất cán bộ, tốn thời gian" và: "Vừa rồi thanh tra, điều tra nhiều, phải giải trình, báo cáo. Cứ để cơ chế xin - cho thì cứ phải báo cáo, giải trình liên tục. Vì xin - cho là cơ chế dễ tạo ra môi trường tiêu cực. Phải xóa bỏ cơ chế xin - cho, tạo môi trường lành mạnh cho cán bộ dễ làm, không sợ sai, không sợ trách nhiệm".

Năm ngày trước đó (29-1), tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, Thủ tướng yêu cầu tạo môi trường phát triển lành mạnh, tránh xin - cho và phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

Cơ chế xin - cho có nguồn gốc từ thời phong kiến, khi quyền lực tập trung vào tầng lớp vua quan thống trị, có đặc quyền ban phát lợi ích cho giai cấp bị trị. Theo thời gian, qua nhiều hình thái xã hội, cơ chế này không hề mất đi, chỉ biểu hiện dưới các dạng thức khác nhau. Vào thời bao cấp, cơ chế xin - cho còn biểu hiện khá rõ và lẽ ra trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cơ chế này không còn đất "sống" nhưng trên thực tế nó biến ảo thiên hình vạn trạng, là căn nguyên của tiêu cực; làm tha hóa con người, kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Vì vậy, phải quyết tâm xóa bỏ nó. Mà quyết tâm thôi thì chưa đủ, cần có cách làm đúng. Trong đó, kiểm soát quyền lực và phân cấp, phân quyền thực sự chính là những giải pháp phù hợp. Trong bộ máy hành chính nước ta hiện nay, những cán bộ, công chức được giao quyền lực lớn, đứng đầu các cấp/ ngành/ địa phương thay mặt Nhà nước thi hành quyền quản lý công sản, phân bổ vốn, quyết định nhân sự… đều luôn thường trực nguy cơ lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực. Tức là rất dễ bước qua lằn ranh vi phạm pháp luật. Do vậy, nếu quyền lực của họ không được giám sát độc lập và bản thân quan chức không giữ được mình, để "tự chuyển hóa" thì cái xấu dứt khoát sẽ nảy sinh.

Và, như Thủ tướng đặt câu hỏi "cứ ôm vào làm gì?", chúng ta đang thấy trên thực tế có tình trạng cát cứ quyền lực, không muốn phân cấp, phân quyền cho bên dưới vì sợ mất quyền lực, mà mất quyền lực thì không còn ai tới mà "xin" nữa; khi chẳng còn quyền lực để "cho" tức là mất quyền lợi. Suy cho cùng, đó là vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Tham nhũng biểu hiện ngay từ trong tư duy là vậy!

Trong những vụ án hình sự, kinh tế đã bị điều tra, xét xử vừa qua có nhiều vụ thấy rõ bóng hình của cơ chế xin - cho. Đó là gốc rễ của tham nhũng, tiêu cực. Chặt tận gốc, trốc tận rễ cơ chế này sẽ góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.