Chặn dịch vào Tây Nam: Chốt '5 không'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhánh hạ lưu bên trái sông Mê Kông chảy vào VN, được mang tên sông Tiền. Đầu nguồn sông Tiền, bên phải là xã Thường Phước 1 (H.Hồng Ngự, Đồng Tháp), bên trái là xã Vĩnh Xương (TX.Tân Châu, An Giang).

Chốt, thực ra là lều coi đồng của người dân trong ấp Phú Quý. ẢNH: M.T.H
Chốt, thực ra là lều coi đồng của người dân trong ấp Phú Quý. ẢNH: M.T.H
Vẫn phía trái con sông, lội ruộng dọc biên giới Việt Nam - Campuchia gần 2 tiếng đồng hồ là tới chốt số 10, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang, làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới và phòng chống dịch Covid-19, gần 2 năm nay.
Chốt số 10 nằm ở ấp Phú Quý (xã Phú Lộc, TX.Tân Châu), cách mốc B chỉ hơn 100 m. Đoạn biên giới này hiện vẫn chưa phân giới cắm mốc do ta và Campuchia chưa thống nhất trong việc giải quyết khu vực địa hình chóp nón, nên chốt chưa được xây dựng nhà cửa, công trình như những nơi khác.

Chốt trưởng Nguyễn Văn Tiến phơi khô cá lóc làm thực phẩm dự trữ ngày mưa gió cho bộ đội. ẢNH: ĐỘC LẬP
Chốt trưởng Nguyễn Văn Tiến phơi khô cá lóc làm thực phẩm dự trữ ngày mưa gió cho bộ đội. ẢNH: ĐỘC LẬP
Chốt, vốn là cái lều coi ruộng của chú Út Liêm trong ấp Phú Quý. 4 thân gỗ cắm xuống bờ kênh, mái lợp tôn, xung quanh quây nửa phần tôn, sàn lót gỗ tạm cao chừng nửa mét để tránh nước dâng mùa mưa. Chú Út Liêm kể: “Đầu năm trước, bộ đội ra ở nhờ chống dịch. Miết hơn 1 năm, giờ tui nhường nhà cho anh em luôn”, và chỉ căn bếp lợp tôn kề bên: “Tui giúp bộ đội mình làm đấy”.
Thượng úy - quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Tiến (36 tuổi, cán bộ Đồn biên phòng Cát Bà, TP.Hải Phòng) mới tăng cường vào An Giang làm nhiệm vụ chống dịch, là chốt trưởng, kể: Chốt có 9 người, đủ lực lượng biên phòng, bộ đội Trung đoàn 892 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an TX.Tân Châu, công an và dân quân xã Phú Lộc. Trực 24/7 tại chốt, đặc biệt phải tăng cường tuần tra liên tục từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, không để xuất nhập cảnh trái phép.

Quần áo giặt dưới ruộng và phơi trên bờ ruộng. ẢNH: ĐỘC LẬP
Quần áo giặt dưới ruộng và phơi trên bờ ruộng. ẢNH: ĐỘC LẬP
Nằm giáp biên, xung quanh là ruộng lúa thẳng cánh cò bay, nên việc đi lại rất vất vả. Để ra tới chốt, chúng tôi phải gửi xe máy ở rìa ấp, lội ruộng vòng vèo gần 2 tiếng đồng hồ. “Mỗi ngày, phải cử người vào ấp để mua thực phẩm, nước uống và… sạc điện thoại”, chốt trưởng Nguyễn Văn Tiến cho biết và cười: “Vì vậy mà anh em gọi vui là chốt 5 không (điện, nước, đường, nhà, dân).
Nước uống thì vác từng bình 20 lít. Tắm giặt, vo gạo rửa rau quả thịt cá ăn hằng ngày… hết thảy đều phải dùng nước dưới ruộng. Riêng đồ ăn thì được tráng rửa lần cuối bằng nước ruộng đánh phèn, tích trữ trong téc nhựa 500 lít. Tắm giặt bằng nước ruộng nên lở loét chân tay là chuyện thường tình.

Vo gạo, rửa rau quả thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày bằng nước ruộng. ẢNH: ĐỘC LẬP
Vo gạo, rửa rau quả thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày bằng nước ruộng. ẢNH: ĐỘC LẬP
Thế nhưng, căng nhất vẫn là điện. Buổi trưa, tất cả ra gốc 2 cây dầu ngồi tránh mái tôn hừng hực. Chiều xuống là cả chốt vội vàng ăn cơm khi trời còn sáng. Tối, muỗi mòng khắp nơi bu về khiến ai không tuần tra phải chui vội vào màn. Ánh sáng ban đêm ở chốt chỉ là bóng đèn quả nhót le lói đến 22 giờ nhờ nguồn điện ít ỏi từ tấm pin năng lượng mặt trời bé tí, được tặng từ năm trước.
Thấy bộ đội vất vả, chú Út Liêm gọi vào nhà, bảo mang mấy bình ắc quy ra thắp sáng bằng bóng đèn pin. Vài hôm điện hết, lại lặc lè khênh vào ấp nhờ sạc. Đi đi về về có khi hết ngày, chẳng được ngủ lấy sức để đêm đi tuần.

Bếp nấu ăn của chốt 10. ẢNH: ĐỘC LẬP
Bếp nấu ăn của chốt 10. ẢNH: ĐỘC LẬP
Ở chốt 10 bây giờ có 2 binh nhất Châu Kim Sane và Huỳnh Phú Sĩ (chiến sĩ Đại đội 6, Tiểu đoàn 11, Trung đoàn bộ binh 892 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) mới được tăng cường lên chốt. Tuổi vừa tròn 20, nhưng 2 chàng trai không nề hà bất cứ việc gì, từ thức đêm tuần tra cho đến lội ruộng vác nước, giăng câu kiếm cá cải thiện đời sống. Mỗi chiều, cả 2 lúi húi chăm sóc giàn bí đã xanh rì mái bếp, miệng cười lỏn lẻn: “Khổ chút nhưng vui vầy ấm áp. Anh em khắp nơi về chống dịch, giữ quê hương mình”.

Lực lượng chốt 10 nhận nhiệm vụ trước ca tuần tra đêm. ẢNH: ĐỘC LẬP
Lực lượng chốt 10 nhận nhiệm vụ trước ca tuần tra đêm. ẢNH: ĐỘC LẬP
(còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải-Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.