Cây măng tây "bén rễ" đất cằn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ ở thị xã An Khê (Gia Lai) đã chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng măng tây. Loại cây này phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nên sinh trưởng phát triển tốt, cho sản lượng cao, có đầu ra ổn định. Với mỗi héc ta măng tây, người dân có thể thu lãi 400-500 triệu đồng/năm.
Sau thời gian tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc măng tây qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet, đầu năm 2017, anh Võ Văn Dũng (thôn Tú Thủy 2, xã Tú An) mua 1 lạng hạt giống măng tây xanh về ươm trồng. Do chưa có kinh nghiệm nên tỷ lệ hạt giống nảy mầm đạt thấp, chỉ được khoảng 300 cây. Anh đem số măng tây này trồng thành 2 luống. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nên cây măng tây phát triển tốt. Từ kết quả này, anh bắt đầu mở rộng diện tích, đến nay đã trồng được hơn 1 ha, trong đó có 6 sào đang cho thu hoạch. Anh Dũng cho hay: “Bình quân mỗi ngày, gia đình tôi thu hoạch gần 30 kg măng. Với giá bán 60-80 ngàn đồng/kg tùy loại, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về gần 300 triệu đồng/năm từ vườn măng tây”.
 Mỗi năm, gia đình anh Võ Văn Dũng (thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê) thu nhập gần 300 triệu đồng từ 6 sào măng tây. Ảnh: N.M
Mỗi năm, gia đình anh Võ Văn Dũng (thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê) thu nhập gần 300 triệu đồng từ 6 sào măng tây. Ảnh: N.M
Theo anh Dũng, tổng chi phí cho 1 sào măng tây khoảng 30 triệu đồng, bao gồm hệ thống ống nước, phân bón, giống… Số tiền đầu tư ban đầu khá lớn nhưng bù lại cây măng cho thu hoạch từ 7 đến 15 năm mới phải trồng lại. Mỗi năm, cây măng tây cho thu trong 8 tháng, 4 tháng còn lại để dưỡng cây. Trong 4 tháng này, người trồng phải cắt bỏ cây già, bổ sung nguồn phân hữu cơ để cây phát triển bền vững; phát quang bụi rậm xung quanh vườn và phòng trừ sâu bệnh gây hại bằng các loại chế phẩm sinh học. Ngoài trồng măng lấy đọt, anh Dũng còn ươm cây giống để bán. Giống măng Thái Lan có giá 3-4 ngàn đồng/cây, còn giống măng Mỹ giá 10.000 đồng/cây. Hiện anh đang ươm 3.000 cây măng tây màu tím và sẽ thử ươm giống măng tây màu trắng để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.  
Gia đình chị Đỗ Thị Phương (cùng thôn) cũng có 3 sào măng tây đang thời kỳ thu hoạch. Theo chị Phương, trước đây, gia đình chị chuyên trồng mì trên diện tích này. Giữa năm 2018, thấy cây măng tây có giá trị kinh tế cao, chị phá bỏ cây mì để trồng. Để sản phẩm đạt chất lượng cao, chị áp dụng mô hình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. “Hàng ngày, tôi thu hoạch măng vào sáng sớm. Sau đó, tôi cắt phần già để phơi làm trà; phần non xuất bán ở các thị trường TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau khi trừ chi phí, mỗi sào măng tây lãi 40-50 triệu đồng/năm, cao hơn rất nhiều so với trồng mì”-chị Phương nói.
Chị Đỗ Thị Phương (thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê) nhổ cỏ, chăm sóc vườn măng tây xanh
Chị Đỗ Thị Phương (thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê) nhổ cỏ, chăm sóc vườn măng tây. Ảnh: Ngọc Minh
Trên địa bàn thị xã An Khê hiện có gần 6 ha măng tây, trong đó, xã Xuân An có 3 ha, Tú An hơn 2 ha và phường An Bình gần 5 sào. Trong số này có hơn 1 ha đang cho thu hoạch. Ông Huỳnh Ngọc Mỹ-Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê-cho biết: Cây măng hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, lại được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian tới, Phòng sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn tiếp tục tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng măng tây cho bà con; tuyên truyền người dân thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên cây măng để có biện pháp phòng trừ. Phòng cũng khuyến cáo người dân không sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hoặc thuốc bảo vệ thực vật để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của chồi măng và chất lượng sản phẩm. Trong quá trình chuyển đổi sang trồng măng tây, người dân nên chọn khu vực có nguồn nước tưới đảm bảo. Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung phân hữu cơ để măng tây đạt năng suất tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mang lại thu nhập cao.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

(GLO)- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 3-2025, Việt Nam xuất khẩu 20.244 tấn hồ tiêu, trị giá 141,6 triệu USD (tăng 41,3% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với tháng 2-2025).

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh Hà Duy

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất đầu tư điện mặt trời nổi 1026 MW và mở rộng 2 nhà máy thuỷ điện 250MW

(GLO)- Chiều 10-4, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đã làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương làm trưởng đoàn về việc đề xuất triển khai các dự án điện mặt trời nổi và mở rộng các nhà máy thủy điện.

Ảnh: Vũ Thảo

Gia Lai xếp thứ 39/54 tỉnh, thành phố đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do

(GLO)- Bộ Công thương vừa công bố Bộ Chỉ số thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) tại các địa phương năm 2024. Theo đó, trong tổng số 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước tham gia đánh giá, Gia Lai xếp hạng thứ 39 với tổng số 22,43 điểm.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.