“Cây kơ nia” của làng Lốp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Già làng Nay Yông được người dân tin tưởng, yêu mến và ví như “cây kơ nia” của làng Lốp, xã Chư Don, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Bởi lẽ, ông luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào tại địa phương, nhất là tích cực tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Già làng Nay Yông (bìa phải) vận động người dân hiến đất sản xuất để xây dựng thao trường ở khu vực làng Ngăng, xã Chư Don, huyện Chư Pưh. Ảnh: N.Q

Già làng Nay Yông (bìa phải) vận động người dân hiến đất sản xuất để xây dựng thao trường ở khu vực làng Ngăng, xã Chư Don, huyện Chư Pưh. Ảnh: N.Q

Dù đã bước sang tuổi 74 nhưng già làng Nay Yông vẫn luôn gương mẫu đi đầu trong việc vận động con cháu trong gia đình và dân làng chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, ông thường xuyên vận động người dân nêu cao ý thức cảnh giác trước những luận điệu sai trái, kích động của kẻ xấu hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tích cực tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn.

Không những vậy, ông còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Jrai. Vì thế, ông Nay Yông luôn được người dân kính trọng, yêu mến.

Mới đây, già làng Nay Yông cùng với hệ thống chính trị đã vận động người dân trong làng hiến gần 57 ha đất sản xuất để Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Pưh tiến hành xây dựng thao trường 3 trong 1 ở khu vực làng Ngăng, xã Chư Don. Trước đó, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Đảng ủy, UBND xã đã nhiều lần tổ chức họp dân để tuyên truyền, vận động các hộ dân hiến đất xây dựng thao trường nhưng đa số các hộ dân không đồng tình ủng hộ với lý do thiếu đất canh tác.

Trước tình hình đó, với lòng nhiệt huyết và trách nhiệm cao, già làng Nay Yông cùng cán bộ trong hệ thống chính trị đã đến từng hộ gia đình để vận động, phân tích rõ cho bà con hiểu việc xây dựng thao trường là để góp phần bảo đảm công tác quốc phòng, quân sự địa phương ngày càng vững mạnh. “Mưa dầm thấm lâu”, đến nay, tất cả bà con dân làng đã đồng tình với chủ trương của huyện và đồng ý hiến đất để Ban Chỉ huy Quân sự huyện tiến hành các bước xây dựng thao trường.

Già làng Nay Yông chia sẻ: “Để bà con nghe theo, mình đã vận động con cháu trong gia đình tiên phong hiến đất trước. Sau đó, mình mới đến từng nhà để vận động. Mình biết, đất sản xuất là “cần câu cơm” của bà con nên không dễ để họ tự nguyện hiến. Do đó, mình cùng với cán bộ các đoàn thể kiên trì phân tích sự cần thiết trong việc xây dựng thao trường để dân làng hiểu và chấp thuận.

Thời gian tới, mình sẽ tiếp tục vận động người dân trong làng giữ gìn sự đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương”.

Anh Siu Đét (làng Lốp) cho biết: “Được sự tuyên truyền của cán bộ địa phương, đặc biệt là già làng Nay Yông, mình cũng như người dân trong làng đã hiểu rõ về sự cần thiết trong việc xây dựng thao trường. Chính vì vậy, mặc dù thiếu đất canh tác nhưng mình cũng hiến gần 3 sào đất. Tất cả các hộ đều tự nguyện hiến đất để xây dựng thao trường”.

Dân làng đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Quang

Dân làng đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Quang

Không chỉ tuyên truyền, vận động người trong làng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không tin, không nghe và không làm theo lời kẻ xấu xúi giục, kích động; thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”..., già làng Nay Yông còn trực tiếp tham gia giải quyết nhiều mâu thuẫn, xích mích trong làng, không để khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Việc làm này đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững chắc, cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững và giữ gìn an ninh trật tự trong làng.

Bí thư Đảng ủy xã Đặng Lê Minh đánh giá: Ông Nay Yông là người uy tín và có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của xã Chư Don trong những năm qua. Đặc biệt, ông luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào dân vận tại địa phương, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, chung sức xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Ngoài ra, ông còn đi đầu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Hiện già làng Nay Yông còn lưu giữ 1 bộ cồng chiêng. Ông đã tham gia thành lập đội cồng chiêng và duy trì truyền dạy, tập luyện thường xuyên cho dân làng.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.