Cầy gấm quý hiếm xuất hiện trong phòng ngủ nhà dân tại Cao Bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi phát hiện con cầy gấm trong phòng ngủ, gia đình người dân ở TP.Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) đã báo cáo cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng.

Ngày 2.12, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng xác nhận, tối 30.11, ở TP.Cao Bằng phát hiện một con cầy gấm đang nằm ở phòng ngủ nhà chị N. (trú TP.Cao Bằng).

Cầy gấm được phát hiện trong phòng ngủ nhà dân

Cầy gấm được phát hiện trong phòng ngủ nhà dân

Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng, gia đình này sau khi phát hiện con vật lạ đã báo cán bộ kiểm lâm. Ngay sau đó, con cầy gấm được đón về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng chăm sóc cũng như hoàn thiện các thủ tục liên quan nhằm xác minh nguồn gốc.

"Cá thể cầy gấm thuần, không sợ người và sức khỏe đang tốt, nặng khoảng 1 kg", lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng nói.

Được biết, cầy gấm là loài cực kỳ hiếm. Cầy gấm có dáng nhỏ, trọng lượng dao động từ khoảng 0,5 - 6 kg. Chúng có thân và đuôi dài, bộ lông màu vàng đất, có nhiều đốm đen hình bầu dục lớn, nhỏ xen nhau. Cầy gấm là loài thú cực kỳ quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ của Việt Nam.

Đây không phải lần đầu tiên tỉnh Cao Bằng tiếp nhận những cá thể thú. Trước đó, trong 2 ngày 8 - 9.11, người dân trên địa bàn xã Đức Long (H.Thạch An, Cao Bằng) phát hiện 3 con chuột túi nên đã thông báo cho lực lượng chức năng để phối hợp, vây bắt. Hai ngày sau, chính quyền bắt thêm được 1 con chuột túi nữa.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT), cho biết 4 con chuột túi là của các đối tượng buôn lậu trên đường vận chuyển qua biên giới bị kiểm lâm phát hiện thì bỏ trốn và bỏ lại.

Sau đó, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh 2 con lạc đà ăn cỏ ven đường tại xã Xuân Trường (H.Bảo Lạc, Cao Bằng).

Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng cho biết, 2 con lạc đà ở xã Xuân Trường là tang vật của một vụ buôn lậu. Các đối tượng bỏ lại tại khu vực biên giới Trung Quốc và Cao Bằng.

Có thể bạn quan tâm

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

(GLO) - Chỉ hơn một tuần sau khi tỉnh Gia Lai và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, nhiều khu vực trung tâm phường Quy Nhơn đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về mật độ dân cư. Các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vận chuyển... cũng trở nên sôi động hơn, tạo nên bức tranh nhộn nhịp chưa từng thấy.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Chiều 8-7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà 10 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên địa bàn phường Hội Phú.

Chung tay chăm lo sức khỏe và tiếp sức học trò vùng biên

Chung tay chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biên

(GLO)- Sáng 6-7, tại xã Ia Pnôn (tỉnh Gia Lai), Đồn Biên phòng Ia Pnôn phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân và trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn vùng biên. 

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

null