"Cầu cho mưa thuận gió hòa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã thành thông lệ, trước vụ gieo trồng mới, dân làng O Pếch (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) lại cúng cầu mưa ngay tại nhà rông. Nghi thức cúng tế ấy đã được bà con gìn giữ và duy trì trong suốt nhiều năm liền, là hoạt động tín ngưỡng lâu đời, mang giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống người Jrai nơi đây.
Năm nay nắng hạn nên Hội đồng già làng O Pếch đã họp nhiều lần để chọn ngày cúng Yàng cầu mưa. Sau nhiều lần hội ý, mọi người thống nhất lễ cúng diễn ra vào ngày 20-5. Phụ nữ trong làng được tập hợp, phân công nhau chuẩn bị nấu nướng. Thanh niên có nhiệm vụ đi chặt tre nứa, lồ ô, xuống suối mò ốc, bắt cá làm thực phẩm, phụ giúp những việc nặng nhọc. Ai cũng được tham gia nên đều rất hồ hởi, hăng hái.
Nghi thức cúng cầu mưa được dân làng O Pếch (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) tổ chức hàng năm để cầu mưa thuận gió hòa. Ảnh: P.V
Nghi thức cúng cầu mưa được dân làng O Pếch (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) tổ chức hàng năm để cầu mưa thuận gió hòa. Ảnh: P.V
Buổi sáng diễn ra lễ cúng, trời O Pếch cao xanh vời vợi. Nắng trải vàng trên tán cây gạo cổ thụ cạnh nhà rông. Bà con trong làng lần lượt kéo nhau về nhà rông, đem theo lễ vật, dụng cụ. Gần 20 ghè rượu lớn nhỏ được xếp thành hàng dài, chêm đầy nước, men rượu bừng lên thơm nức. Phía sau nhà rông, những bếp lửa được nhóm lên. Các bà, các chị xúm vào người nhặt rau củ, người nấu cháo, thanh niên thì làm ốc, nướng thịt, nấu cơm lam. Già làng Rơ Lan Li giữ vai trò chủ tế. Ông đi ra đi vào kiểm tra, đôn đốc công việc. Từ sớm, ông đã đóng khố, khoác tấm áo thổ cẩm truyền thống và quấn chiếc khăn đỏ trên đầu. Đây là lễ cúng quan trọng nên ông lo cắt đặt mọi thứ rất chu đáo. Những già làng khác cũng nhanh chóng thay trang phục. Hai ông Siu Ing và Puih Ir là người phụ tá trong nghi lễ. “Năm nào làng chúng tôi cũng cúng cầu mưa, thường vào tháng 4, tháng 5 hàng năm. Cúng để cầu xin Yàng ban cho mưa thuận gió hòa, cho cây cối tốt tươi, đất đai mát mẻ, dân làng khỏe mạnh, ấm no”-ông Ing nói.
Chủ tế Rơ Lan Li (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa. Ảnh: P.L
Chủ tế Rơ Lan Li (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa. Ảnh: P.L
Đúng 10 giờ, 3 già làng bưng mâm lễ vật gồm 1 con gà nướng chín, nhúm gạo, muối lên nhà rông. Góc nhà rông đã đặt sẵn 1 ghè rượu. Khẽ đặt mâm cúng xuống, già làng Rơ Lan Li lầm rầm đọc bài khấn với nội dung: Hôm nay, làng O Pếch cầu mưa, dâng lễ vật tạ Yàng, mong Yàng cho bà con 1 năm làm ăn, sản xuất thuận lợi, người người đều khỏe mạnh, không ai đau ốm. Xong đâu đó, ông Li dùng một chiếc lá vẩy nhẹ rượu từ chiếc ghè ra sàn. Lễ cúng kết thúc với bài khấn cảm tạ của già Li trước cửa nhà rông.
Lần đầu tiên phụ giúp Hội đồng già làng chuẩn bị lễ cúng, anh Ksor Aih vui lắm. Anh lăng xăng chạy hết đầu này sang đầu kia kiểm tra mọi việc. Aih bày tỏ: “Mấy ngày trước, mình cùng thanh niên trong làng đi chặt tre, lồ ô về làm cơm lam, chặt củi cho chị em nấu nướng, rồi đi bắt ốc suối. Được phụ giúp các già làng chuẩn bị lễ cúng cầu mưa, mình học được nhiều kinh nghiệm. Sau này, đám thanh niên trong làng như mình có thể tiếp tục duy trì lễ cúng ý nghĩa này”.
Lễ cúng cầu mưa năm nay của làng O Pếch được sự quan tâm, hỗ trợ phục dựng của UBND huyện Ia Grai và Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San. Ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: “Khi biết Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San hỗ trợ phục dựng nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, chúng tôi đều đồng tình ủng hộ. Bà con xã Ia Pếch nói chung, làng O Pếch nói riêng từ bao lâu nay vẫn gìn giữ nhiều phong tục, lễ hội truyền thống gắn liền với đời sống tín ngưỡng như cúng giọt nước, cúng rừng, cầu mưa… Đây là dịp để khơi dậy niềm tự hào, sự gắn kết trong cộng đồng, đồng thời quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Jrai đến với mọi người”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.