Cảnh giác với nạn buôn người ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại những khu vực vùng sâu vùng xa ở Tây Nguyên thời gian qua liên tục xảy ra các vụ bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh tan cửa nát nhà.

Nhiều cô gái trẻ bị các đối tượng lừa bán qua Trung Quốc với các thủ đoạn trò chuyện qua mạng xã hội, hứa kết hôn... Ảnh: H.L
Nhiều cô gái trẻ bị các đối tượng lừa bán qua Trung Quốc với các thủ đoạn trò chuyện qua mạng xã hội, hứa kết hôn... Ảnh: H.L



Thủ đoạn mà các đối tượng buôn người sử dụng là qua mạng xã hội, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của những cô gái để rủ rê, ngỏ lời yêu đương rồi lừa bán nạn nhân qua bên kia biên giới…

Tan cửa nát nhà

“Dốc cổng trời” là cái tên người dân thôn Ea Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) vẫn hay gọi để không quên bởi sự chia cắt về mặt địa lý và lắm thiếu thốn, vất vả mà dân ở nơi đây phải trải qua nhiều năm nay. Để lên được “dốc cổng trời”, đoàn chúng tôi mất nhiều giờ cắt rừng, băng dốc cao rồi vượt vực thẳm hun hút. Cuối trưa, “dốc cổng trời” hiện ra trong nắng nhẹ dịu. Vào sâu trong bản, những thửa ruộng xanh tốt, những ngôi nhà sàn xiêu vẹo dựa núi lần lượt hiện rõ sau màng sương. Nhìn cảnh vật hữu tình, bình an như vậy, ít ai nghĩ được nơi đây lại xảy ra những chuyện thắt lòng của tệ nạn buôn bán người sang Trung Quốc.

Nhắc chuyện người trong thôn bị bán sáng Trung Quốc, thôn trưởng Vàng Seo Măng từ chối giải thích mà thẳng bước dẫn chúng tôi tới những gia đình trong thôn có hoàn cảnh “kẻ bán, người bị đem buôn”. Thời điểm chúng tôi đến nhà, ông Lò Seo Sình (57 tuổi) người gầy đét, mắt sâu hoắm, ở trần, ngồi bó gối bên bếp lửa. Trong căn nhà sàn gió lùa hở phênh, vài đứa trẻ lem luốc nấp sau bức tường, thò mắt chỉ trỏ người lạ.

“Từ ngày mất con gái, ông ấy đâm ra thơ thẩn” - trưởng thôn Vàng Seo Măng thốt lên. Qua lời kể bằng tiếng kinh bập bè của ông Sình, chúng tôi tự chắp ghép câu chuyện của gia đình trở về thời điểm cách đây 1 năm trước. Đó là 1 buổi chiều 14.10.2017, vợ chồng ông Sình ngồi trong nhà nôn nóng đợi mãi nhưng không thấy cô con gái Lò Thị Vân (17 tuổi, học sinh lớp 9A2, Trường THCS Cư Pui) đi học về. Nghĩ chuyện chẳng lành, ông tìm đến trường thì nghe bạn bè Vân kể lại, buổi chiều hôm đó, có 2 thanh niên lạ mặt đến rủ đi chơi thác rồi mất tích. Vài hôm sau, gia đình ông nhận cuộc gọi của con gái bảo đang ở Lao Cai, sắp bị bán sang Trung Quốc. Chuyện ông Sình kể bị cắt ngang khi người vợ từ rẫy lặng lẽ về nhà. Người đàn bà khắc khổ vội lùa đàn con vào trong, đóng sầm cửa, đuổi khách! Có lẽ mất con là nỗi đau quá lớn đã khiến tâm trạng của bà đâm ra tiêu cực. Trước khi chia tay, chúng tôi mãi day dứt ánh mắt tuyệt vọng cùng lời nài nỉ vang ra trong nhà ông Sình: “Cán bộ về xuôi, ráng nghĩ cách mang giúp con gái mình về nhà”.

Theo lời Vàng Seo Măng, vài năm trở lại đây, tình trạng các em nữ đang độ tuổi đi học trong bản bỗng nhiên mất tích xuất hiện ngày càng nhiều. Mặc dù địa phương đã có nhiều lần tuyên truyền, thông báo cho bà con trong bản về các thủ đoạn của bọn buôn người nhưng hiệu quả chưa cao. “Phần lớn người dân trong bản là đồng bào phía Bắc di cư vào sinh sống, vì cuộc sống khó khăn nên hằng ngày, người dân thường lên nương rẫy làm việc, để con ở nhà hoặc tự đến trường. Từ đây, nhiều em gái bị dụ dỗ theo những đối tượng lạ rồi bị đưa sang Trung Quốc bán” - Vàng Seo Măng nói.


 

 Lợi dụng mạng xã hội, nhiều đối tượng buôn người đã tán tỉnh, ngỏ lời yêu rồi bán nạn nhân qua Trung Quốc.
Lợi dụng mạng xã hội, nhiều đối tượng buôn người đã tán tỉnh, ngỏ lời yêu rồi bán nạn nhân qua Trung Quốc.


Lời kể từ người trong cuộc

Câu chuyện buôn người tại “dốc cổng trời” không phải là hiếm ở những khu vực vùng sâu, vùng xa nơi Tây Nguyên đại ngàn này. Bao năm qua, nhằm ngặn chặn thủ đoạn lừa bán người sang bên kia biên giới, các cơ quan báo, đài nhiều lần phản ánh, chính quyền vào cuộc tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân nhưng kết quả còn bỏ ngỏ. Riêng tại Đắk Lắk, chỉ tính từ 2017 đến nay, Công an tỉnh đã phát hiện 14 cô gái bị lừa bán sang Trung Quốc và có những người đến nay vẫn chưa rõ tung tích.

Qua lời kể của các nạn nhân trở về từ những nơi tủi khổ bên kia biên giới mới thấy rõ, đối tượng buôn người không từ mọi thủ đoạn để dụ dỗ, đưa người bán sang Trung Quốc để lấy những đồng tiền dơ bẩn. Sau khi chúng móc nối đường dây buôn bán người tại Trung Quốc, các đối tượng về Việt Nam, lân la đến các thôn, buôn vùng sâu, sử dụng mạng xã hội tán tỉnh yêu đương, hứa hẹn lấy làm vợ. Khi nạn nhân mắc bẫy, chúng bán họ vào động mại dâm, sang tay cho những người đàn ông Trung Quốc làm vợ.

Trong quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi gặp em Hồng Thị C. (20 tuổi, trú thôn Noh Prông, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) từng trở về từ những nơi tận cùng của tội ác để nghe em kể lại câu chuyện buồn sau khi em bị sang qua, bán lại ở Trung Quốc. C. kể: Thông qua mạng xã hội, cô kết bạn với 1 người tên Phàng (tên thật là Hồng theo hồ sơ Công an tỉnh Đắk Lắk). Sau một thời gian yêu nhau trên mạng, Phàng ngỏ lời yêu và muốn cưới C. làm vợ. Đánh vào tâm lý của nạn nhân, Phàng hứa cho C. cuộc sống sung sướng, giàu sang sau khi kết hôn. Cuối năm 2016, Phàng hẹn gặp cô tại cầu treo cách nhà 5km để trao nhẫn cưới. Tại đây, Phàng lừa nạn nhân rồi đưa ra tỉnh Lao Cai. Từ đây, bọn buôn người vượt biên, bán C. vào động mại dâm tại Trung Quốc.

“Chúng ngã giá em như 1 món hàng. Rẻ mạt như rau cỏ” - C. lau nước mắt nói. Bản thân C. sau khi lạc vào nhà thổ được 1 người đàn ông Trung Quốc mua về làm vợ. C không đồng ý làm vợ, bị chủ nhà thổ bỏ đói, sử dụng gậy gộc đánh đập tàn nhẫn. Vậy nhưng, trong sự rủi vẫn có cái may, khi bọn buôn người đưa C. về nhà “chồng” thì cả bọn bị lực lượng Công an Trung Quốc kiểm tra và giải cứu.

Đại tá Phạm Minh Thắng - Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết: Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hoạt động của tội phạm mua bán người, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ đưa ra nước ngoài để làm vợ bất hợp pháp và cung cấp cho các đường dây hoạt động mại dâm ở nước ngoài diễn biến phức tạp.

“Trước thực trạng này, Công an tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để chủ động, kịp thời phát hiện, phòng ngừa loại tội phạm này. Cạnh đó, lực lượng công an cũng tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương để thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, có kế hoạch hỗ trợ cho các chị em phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn. Tạo công ăn việc làm cho những nạn nhân của các vụ mua bán người nhằm giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cuộc sống” - Đại tá Phạm Minh Thắng nói.


Theo hồ sơ của Công an tỉnh Đắk Lắk, đối tượng Vàng Seo Gia (23 tuổi, trú tại huyện Mường Chà, tỉnh Lào Cai) từng xuất cảnh sang Trung Quốc rồi quen biết với Hồng và Quang (hiện đang xác minh nhân thân). Sau một thời gian lên mạng kết bạn làm quen, Hồng nói với Gia đã tán tỉnh được C. ở huyện Krông Bông. Khi về Việt Nam, Hồng liên lạc và đưa 6 triệu đồng cho Gia để đối tượng đến huyện Krông Bông đón C. đưa sang Trung Quốc. Sau khi đưa C. ra tỉnh Lào Cai rồi vượt biên trái phép sang Trung Quốc, Hồng bán C. cho 1 người đàn ông Trung Quốc làm vợ với giá 18.000 Nhân dân tệ (khoảng 54 triệu đồng Việt Nam). Trên đường đưa C. đến giao cho người mua, Công an Trung Quốc phát hiện, giải cứu và bàn giao C. cho Công an tỉnh Lào Cai xử lý. Sau khi từ Trung Quốc trở về, C. đã làm đơn tố cáo đối tượng Phàng. Trước những thông tin của nạn nhân, ngày 18-8, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Vàng Seo Gia (23 tuổi, trú tại huyện Mường Chà, tỉnh Lào Cai) để điều tra về hành vi “Mua bán người”. Nạn nhân là chị Hồng Thị C. trú tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

Theo hồ sơ điều tra, vào khoảng tháng 3-2016, Vàng Seo Gia xuất cảnh sang Trung Quốc rồi quen biết với Hồng và Quang (hiện đang xác minh nhân thân). Trong thời sinh sống ở thị trấn Hà Khẩu, Trung Quốc, 3 đối tượng đã lên kế hoạch về Việt Nam dụ dỗ, lừa gạt các cô gái người dân tộc nhẹ dạ cả tin để bán sang Trung Quốc kiếm tiền tiêu xài.

Hữu Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.