Cảnh giác trước thông tin không chính xác trên mạng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 12/4, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định: Thông tin “Hà Nội sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến khi có học sinh mắc COVID-19” xuất hiện trên mạng xã hội trong những ngày gần đây không phải là phát ngôn của Sở.

Ông Trần Thế Cương cho biết, bên cạnh công tác dạy và học, việc phòng, chống dịch bệnh, trong đó có dịch COVID-19 vẫn được toàn ngành Giáo dục Thủ đô duy trì nghiêm túc từ đầu năm học 2022 - 2023 đến nay. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cần thận trọng khi phát ngôn, chia sẻ những thông tin về dịch bệnh khi chưa có căn cứ của cơ quan chuyên môn, tránh gây hiểu lầm, hoang mang trong phụ huynh và học sinh.

Ghi nhận tại một số trường học trên địa bàn, số lượng học sinh nghỉ học do sốt, cảm cúm nhiều hơn so với thời điểm cuối tháng 3. Tuy nhiên trong số đó, những học sinh bị mắc COVID-19 chiếm số lượng ít, việc dạy học tại các trường vẫn diễn ra bình thường. Chưa có trường hợp nào cả lớp phải nghỉ do có học sinh mắc COVID-19 cũng như chưa xuất hiện ổ dịch tại trường học.

Thời điểm này là những tuần cuối cùng của năm học 2022 - 2023, học sinh toàn thành phố chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra cuối năm học. Trong đó, học sinh lớp 9, lớp 12 đang tập trung ôn thi cho kỳ thi chuyển cấp, tốt nghiệp. Thông tin không chính xác trên đã gây hoang mang, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của phụ huynh và học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, dù số ca mắc mới COVID-19 trên địa bàn trong những ngày gần đây có dấu hiệu gia tăng song vẫn đang được kiểm soát tốt, chưa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng mới. Trong tháng 3, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố ghi nhận 8-10 ca. Từ đầu tháng 4 đến nay, mỗi ngày thành phố ghi nhận từ 20-40 ca. Riêng ngày 10/4, Hà Nội ghi nhận 64 ca tại 8/30 quận, huyện, thị xã.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, số ca mắc COVID-19 gia tăng trong những ngày gần đây do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển, trong đó có virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hiện dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn đang được kiểm soát tốt và chưa ghi nhận sự xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Đa phần ca mắc đều có biểu hiện nhẹ và được chỉ định điều trị tại nhà. Những trường hợp phải nhập viện đều là người cao tuổi, có bệnh nền.

Theo khuyến cáo của ngành Y tế, để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, luôn giữ khoảng cách khi đến nơi đông người và tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi có triệu chứng nghi ngờ, người dân cần chủ động tự cách ly tại nhà để phòng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.