Cảnh báo tai nạn do pháo nổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ, trong đó có bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Hầu hết các trường hợp bị thương tích là do tự chế pháo và đốt pháo.

Đa chấn thương vì pháo tự chế

Hơn 1 tháng qua, trung bình mỗi ngày, Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Nhi tỉnh) tiếp nhận từ 2 đến 3 trường hợp do tai nạn pháo nổ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Bác sĩ điều trị Khoa Ngoại tổng hợp Nguyễn Quang Khôi thông tin: Hầu hết đối tượng bị tai nạn pháo nổ là học sinh bậc THCS. Đa số các em nhập viện với vết thương bàn tay, cá biệt có trường hợp dập nát bàn tay buộc phải cắt bỏ. Một số em khác thì gãy tay, chân, phỏng, có trường hợp phỏng nặng toàn thân phải chuyển tuyến trên điều trị.

Theo bác sĩ Khôi, các vết thương do tai nạn pháo nổ ảnh hưởng đến chức năng bàn tay hoặc chân và sẽ để lại di chứng cả đời, ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt. Mặc dù ngành chức năng đã cảnh báo nhưng vẫn có nhiều trường hợp bị thương do tai nạn pháo nổ. Các tai nạn do pháo nổ tăng cao, nhất là dịp cận Tết.

bac-si-nguyen-quang-khoi-khoa-ngoai-tong-hop-benh-vien-nhi-tinh-tham-hoi-tinh-hinh-mot-truong-hop-bi-thuong-do-tai-nan-phao-no-anh-nhu-nguyen.jpg
Bác sĩ Nguyễn Quang Khôi (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm khám một trường hợp bị thương do tai nạn pháo nổ. Ảnh: N.N

Nhập viện điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp do pháo nổ tổn thương 2 bàn tay, em H.N.N. (lớp 8, trú tại thôn Tây Hồ, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) cho biết: Sau khi đọc thông tin trên mạng internet, cháu cùng với 2 người bạn đặt mua nguyên liệu và chế tạo pháo. Trong quá trình làm thì pháo phát nổ khiến cả 3 bị thương phải nhập viện cấp cứu.

Khi vào đây, cháu thấy mình còn may mắn vì có trường hợp phải tháo cả bàn tay vì tai nạn pháo. Sau việc này, cháu rất hối hận và hứa sẽ không làm chuyện dại dột nữa.

Chăm sóc con trai nằm viện điều trị do tai nạn pháo nổ, anh Nguyễn Trung Thông (làng Doch Ia Krót, xã Ia Krái, huyện Ia Grai) chia sẻ: Ngày 1-1-2025, con trai tôi có đi chơi cùng các bạn trong làng và sau đó thì xảy ra tai nạn pháo nổ.

Nhóm bạn của con tôi gồm 4 cháu đều bị thương, trong đó, 3 cháu bị thương nhẹ, còn con trai tôi bị nặng nhất, chấn thương tay và gãy xương đùi chân trái. Hiện cháu đã được phẫu thuật. Gia đình đang lo thủ tục để chuyển cháu lên tuyến trên tiếp tục điều trị.

Tăng cường giáo dục, cảnh báo

Lớp trẻ ngày nay thuận lợi trong việc tiếp cận mạng xã hội, qua đó tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích cho việc học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lớp trẻ cũng tiếp cận nhiều trào lưu độc hại, trong đó có việc chế tạo pháo. Việc đặt mua các nguyên liệu chế tạo pháo dễ dàng qua mua sắm trực tuyến càng làm gia tăng các tai nạn thương tâm do chế tạo pháo.

tai-nan-phao-no-thuong-de-lai-nhieu-di-chung-anh-huong-rat-lon-den-tam-ly-va-sinh-hoat-hoc-tap-cua-tre-anh-nhu-nguyen.jpg
Tại nạn pháo nổ thường để lại nhiều di chứng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sinh hoạt, học tập của trẻ. Ảnh: N.N

Chị Trần Thị Mùi (làng Doch Ia Krót) cho biết: “Con trai tôi cùng một số bạn nữa bị thương do tai nạn pháo nổ. Gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Nhi tỉnh để điều trị. Nghe cháu kể lại thì tai nạn xảy ra do các cháu chế tạo pháo gây nổ. Cách chế tạo pháo thì các cháu xem trên mạng xã hội và làm theo. May mắn là cháu chỉ bị chấn thương phần mềm và bị phỏng phần lưng và tay. Đây cũng là bài học để sau này các cháu không làm những hành động dại dột như trên”.

Để đề phòng tai nạn do pháo nổ, bác sĩ Khôi khuyến cáo: Nhà trường, gia đình cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục giúp trẻ em nâng cao nhận thức, không tiếp cận và làm theo các trào lưu độc hại trên mạng xã hội, không chế tạo pháo. Trong trường hợp phát hiện tai nạn pháo nổ, gia đình cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường, sơ cứu kịp thời và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị Thúy (tên nạn nhân đã được thay đổi; trú tại huyện Đức Cơ) về việc bị đối tượng quen biết trên mạng xã hội lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.