Cần có cơ chế giúp hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là mong muốn của hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Thiện trong buổi gặp mặt vừa qua giữa Thường trực Huyện ủy Phú Thiện với Ban giám đốc các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Hiện nay, toàn huyện có 10 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động và tất cả đã hoàn thành việc chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Thời gian qua, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Thiện đã có những đóng góp quan trọng vào việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng, đa số các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Việc khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng đã ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh: Q.T
Việc khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng đã ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh: Q.T
Tại buổi gặp mặt, đại diện lãnh đạo các hợp tác xã cũng đã đề xuất một số kiến nghị với các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn phát triển trong thời gian tới, như: Huyện cần có cơ chế giúp hợp tác xã dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng; quy hoạch quỹ đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hợp tác xã; hỗ trợ pháp lý cho các hợp tác xã mở rộng kinh doanh buôn bán…
Trên cơ sở đó, Thường trực Huyện ủy Phú Thiện chỉ đạo trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, liên hiệp hợp tác xã để nâng cao tính năng động, gắn kết, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình tiếp tục phát triển; mời gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản thủ tục để tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác xã hoạt động.                                             
Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.