Campuchia bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 Trung Quốc, con trai ông Hun Sen tham gia đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 10.2, Campuchia khởi động đợt tiêm chủng phòng Covid-19, dùng 600.000 liều vắc xin do Trung Quốc viện trợ và các con trai của Thủ tướng Hun Sen cùng các bộ trưởng chính phủ là những người đầu tiên được tiêm.

Ông Hun Manet, con trai của Thủ tướng Hun Sen, tiêm vắc xin Covid-19 tại bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 10.2 Reuters
Ông Hun Manet, con trai của Thủ tướng Hun Sen, tiêm vắc xin Covid-19 tại bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 10.2- Ảnh: Reuters


Với dân số khoảng 16 triệu người, Campuchia đang nỗ lực kiềm chế sự lây lan của Covid-19. Đến nay, Campuchia ghi nhận 478 ca nhiễm và không có ca tử vong.

Thủ tướng Hun Sen ban đầu tuyên bố sẽ tiêm liều đầu tiên, nhưng sau đó thay đổi kế hoạch và cho biết ông đã 68 tuổi, vượt quá độ tuổi cho phép (18-59) để dùng vắc xin do hãng Sinopharm của Trung Quốc sản xuất.


 

.

Campuchia bắt đầu chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19



Trong khi đó, các con trai của ông cùng bộ trưởng tư pháp và môi trường là những người đầu tiên được tiêm vắc xin của Sinopharm.

"Tôi cảm thấy tự tin hơn khi cơ thể có hệ thống phòng thủ để chống lại COVID", ông Hun Manet, con trai cả của Thủ tướng Hun Sen, phát biểu tại Bệnh viện Calmette ở thủ đô Phnom Penh.

Ông Hun Manet, Phó Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia, cho hay bác sĩ đã khuyên cáo ông không nên ăn hải sản hoặc uống rượu sau khi tiêm vắc xin Covid-19.

 

Ông Hun Manith, con trai của Thủ tướng Hun Sen, tiêm vắc xin Covid-19 tại bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 10.2 - Ảnh: Reuters
Ông Hun Manith, con trai của Thủ tướng Hun Sen, tiêm vắc xin Covid-19 tại bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 10.2 - Ảnh: Reuters



Lô 600.000 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên do Trung Quốc viện trợ đã được vận chuyển bằng máy bay đặc biệt đến thủ đô Phnom Penh vào ngày 7.2, ưu tiên cho nhân viên y tế và quân đội.

Trước đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ viện trợ Campuchia 1 triệu liều vắc xin, đủ dùng cho 500.000 người.

Sau khi tiêm, Bộ trưởng Tư pháp Keut Rith nói: "Chúng tôi đã lo lắng bản thân có thể lây nhiễm Covid-19 cho người thân gia đình. Giờ đây, chúng tôi có vắc xin như bức tường phòng thủ".

"Vắc xin Covid-19 là giải pháp bảo vệ tốt nhất cho chúng ta, gia đình và cộng đồng”, ông Keut Rith nói.

Theo PHÚC DUY (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp: Nơi Đem Lại Nụ Cười Rạng Rỡ, Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Cho Mọi Gia Đình

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp: Nơi đem lại nụ cười rạng rỡ, địa chỉ Nha khoa uy tín cho mọi gia đình

(GLO)-Với tôn chỉ mang đến nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng bền vững cho khách hàng, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp (133 Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.