Cách mạng Tháng Tám: Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phong trào cách mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp đến hồi kết thúc, cả thế giới chấn động, kinh hoàng chứng kiến 2 thành phố lớn của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki bị 2 quả bom nguyên tử do quân đội Mỹ dội xuống.

Đồng thời với đó là sự thất bại liên tục và nặng nề của quân đội phát xít trên các chiến trường Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, buộc Chính phủ Hoàng gia Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng Đồng minh vào ngày 14-8-1945, kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Lúc này ở Đông Dương, tin tức về việc phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc đã lan truyền khắp mọi nơi. Phong trào cách mạng ở nước ta bấy giờ sôi sục, dâng cao như nước vỡ bờ. Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng bộ Việt Minh đã kịp thời nắm lấy thời cơ lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai trước khi quân Đồng minh Anh, Mỹ, Tưởng và Pháp vào Đông Dương.

Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập vào đêm 13-8, do Tổng Bí thư Trường Chinh làm Trưởng ban đã phát Quân lệnh số 1, “Giờ tổng khởi nghĩa đến! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà... cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.

Thi hành Lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng và lời kêu gọi của Bác Hồ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, với một quyết tâm sắt đá, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đồng loạt đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám dưới hình thức cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân trong cả nước.

Với khí thế cách mạng sục sôi, từ Bắc chí Nam, khắp mọi miền Tổ quốc, Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền, buộc Chính phủ Trần Trọng Kim đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ quân chủ phong kiến chuyên chế Việt Nam.

Ở Gia Lai trong thời gian này, bộ máy cai trị của địch hoang mang cực độ, lực lượng quân đội Nhật, các đồn binh lính địch tháo chạy hoặc đầu hàng cách mạng. Chính quyền địch từ thị xã Pleiku, An Khê, Cheo Reo đến các thôn, làng trong vùng người Kinh cũng như các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đồn điền, khu dân cư... đâu đâu bà con cũng tập hợp đoàn kết, nhất tề đứng lên xóa bỏ bộ máy chính quyền cai trị của địch.

Tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu Quốc dân Đại hội tại đình Tân Trào, Tuyên Quang (ảnh nguồn nhandan.vn).

Tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu Quốc dân Đại hội tại đình Tân Trào, Tuyên Quang (ảnh nguồn nhandan.vn).

Đúng 10 giờ ngày 23-8-1945, 1 vạn người gồm đủ các thành phần, tầng lớp nhân dân thị xã Pleiku, các vùng lân cận, đại diện lực lượng khởi nghĩa huyện An Khê và binh lính của địch đã được giác ngộ cách mạng kéo về Sân vận động thị xã Pleiku dưới rừng cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tham dự cuộc mít tinh mừng chiến thắng.

Chỉ trong ngày hôm đó, toàn bộ các cơ quan quân sự, dân sự, công sở, đồn điền của địch trong cả tỉnh Gia Lai đã thuộc quyền kiểm soát của chính quyền cách mạng.

Thời bấy giờ, địa bàn Gia Lai khá rộng lớn, giao thông vô cùng khó khăn, cách trở, phương tiện thông tin liên lạc còn thô sơ nhưng phong trào khởi nghĩa đã nhanh chóng lan rộng khắp nơi trong tỉnh. Với tinh thần, khí thế cách mạng sôi sục, hòa chung với cả nước, Nhân dân Gia Lai cùng đồng lòng, hợp sức vùng lên phá bỏ xiềng xích áp bức bóc lột từ bao đời của chế độ thực dân, phong kiến để giành lấy tự do, cơm áo.

Chỉ trong vòng 1 tuần lễ tổng khởi nghĩa, trên địa bàn Gia Lai, từ thị xã Pleiku, huyện An Khê, Cheo Reo, Chư Ty, Plei Kly đến các làng, xã, cả vùng người Kinh đến vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, quần chúng nhân dân đã giành chính quyền thắng lợi. Hệ thống chính quyền tay sai thực dân, phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, bộ máy chính quyền cách mạng bước đầu được thiết lập trong toàn tỉnh!

Phát huy thành quả nổi dậy giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, được Xứ ủy Trung Kỳ và Việt Minh Trung Bộ quan tâm trực tiếp chỉ đạo, các tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng và đội ngũ cán bộ, phong trào cách mạng của Nhân dân các dân tộc của tỉnh Gia Lai càng được củng cố, phát triển mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới và bảo vệ chính quyền cách mạng, tạo tiền đề xây dựng và phát triển Đảng, đi đến sự kiện ra đời của Đảng bộ tỉnh Gia Lai vào ngày 10-12-1945.

Cách mạng Tháng Tám 1945 giành chính quyền về tay Nhân dân ở tỉnh Gia Lai trong điều kiện địa phương chưa có Đảng bộ và đoàn thể Việt Minh lãnh đạo, nhưng quần chúng công nhân, nông dân, thanh niên yêu nước vốn đã ảnh hưởng sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương từ trước đó, nhất là trong thời kỳ tiền khởi nghĩa trong cả nước.

Đó là sự thể hiện sinh động về tính đúng đắn của đường lối, chủ trương giải phóng dân tộc, cứu nước của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với lòng yêu nước nồng nàn của Nhân dân; tính hăng hái, năng động của lực lượng thanh niên và tinh thần cách mạng triệt để của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân ở Gia Lai.

Mối quan hệ đặc biệt ấy đã được âm thầm tích tụ từ những hạt giống cách mạng đầu tiên là những chiến sĩ yêu nước, chiến sĩ cách mạng, những đảng viên cộng sản từ mọi miền đến sinh sống, hoạt động gắn bó với Nhân dân địa phương, dần dần không ngừng phát triển trong cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của đế quốc, thực dân, phong kiến, dẫn đến cuộc toàn dân nổi dậy cướp chính quyền, xóa bỏ chế độ cũ, lập nên chính quyền cách mạng trong những ngày tháng 8-1945 lịch sử!

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.

Với Gia Lai, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám còn có ý nghĩa to lớn là đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, yêu chuộng độc lập, tự do và tinh thần quật khởi của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Thắng lợi đó mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phong trào cách mạng ở Gia Lai, là tiền đề trực tiếp cho sự kiện thành lập Đảng bộ tỉnh và những thắng lợi to lớn, vẻ vang về sau trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ quê hương Gia Lai dưới sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 16-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và các gia đình có công trên địa bàn TP. Pleiku.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh và Quân đoàn 34

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh và Quân đoàn 34

(GLO)- Sáng 16-1, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đến thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Đảm bảo mọi người dân đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Đảm bảo mọi người dân đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm

(GLO)- Ngày 14-1, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết tại Gia Lai. Phó Chủ tịch nước chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường các hoạt động an sinh xã hội, đảm bảo “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong dịp Tết.