Các điểm cực Việt Nam - Kỳ 4: Mũi Đôi - cực đông trên đất liền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mũi Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm (xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam và nằm trong khu vực danh thắng quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu, được Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch) công nhận năm 2005.

Anh Phan Hùng Thi (người chuyên dẫn tour Mũi Đôi, hiện đang sống ở xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) kể: Trước năm 2012, chỉ một số ít người đam mê “phượt” biết đến Mũi Đôi và lặn lội tìm đến bán đảo Hòn Gốm tìm lối đi, xác định vị trí qua thiết bị GPS chuyên dụng.

 

 Bình minh ở Mũi Đôi - cực đông trên đất liền Việt Nam. Ảnh: Mai Thanh Hải
Bình minh ở Mũi Đôi - cực đông trên đất liền Việt Nam. Ảnh: Mai Thanh Hải


Từ ý tưởng của anh Lê Hồng Minh, các thành viên Hội leo núi đã thiết kế 1 chóp inox có đáy hình vuông, 4 mặt tam giác đều, đánh dấu điểm cực đông. Chóp inox được bí mật lắp đặt ngày 4.8.2012, với các bu lông khoan chặt vào nền đá và đổ bê tông gắn trên tảng đá sát biển.

 

Chóp đá hoa cương đánh dấu điểm cực đông trên đất liền, hiện nay. Ảnh: Mai Thanh Hải
Chóp đá hoa cương đánh dấu điểm cực đông trên đất liền, hiện nay. Ảnh: Mai Thanh Hải


Giữa tháng 6.2016, sau khi khảo sát thực tế khu vực danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đầu, ông Nguyễn Đắc Tài (Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa) đã chỉ đạo các sở ngành liên quan “sớm thực hiện việc đặt cột mốc tại danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đầu, cột mốc phải có hình tam giác, kích thước hài hòa với cảnh quan xung quanh, nội dung trên cột mốc phải được ghi chữ to, rõ ràng. Vị trí đặt cột mốc phải có tọa độ chính xác để đảm bảo tính pháp lý, tính khoa học. Quanh khu vực cột mốc nên có gờ bảo vệ để tránh trơn trượt, gây mất an toàn cho người tham quan”…
 

Chặng đường từ TP.Nha Trang đến thôn Đầm Môn gần 100 km, di chuyển khoảng hơn 2 tiếng. Từ Đầm Môn, có thể thuê người dẫn đường đi bộ ra Bãi Rạng (sáng đi chiều đến, ăn trưa dọc đường) với giá 1 triệu đồng, hoặc có thể thuê tàu thuyền chở ra Bãi Rạng - vào lại (thời gian mỗi lần đi khoảng gần 2 tiếng đồng hồ) Đầm Môn với giá 3 triệu đồng. Tuy nhiên, dù đi bộ hay đi tàu thuyền, du khách vẫn phải ngủ nghỉ lại qua đêm ở Bãi Rạng, để sáng sớm đón bình minh nơi cực Đông đất liền Tổ quốc.

Cuối năm 2017, tỉnh Khánh Hòa chính thức đánh dấu điểm cực đông trên đất liền bằng 1 chóp đá hoa cương hình tam giác đều. Ở 3 cạnh hình chóp đều khắc hàng chữ màu vàng “Mũi Đôi - Hòn Đôi (Hòn Đầu), điểm cực Đông trên đất liền, tọa độ 12˚39'0" vĩ độ bắc - 109˚28'0" kinh độ đông”.

 

Tấm bảng đá ghi



Hiện tại, dòng chữ trên chóp đã bị mờ và phía sau, tấm bảng đá ghi “danh lam thắng cảnh quốc gia Mũi Đôi”, đã vỡ thành nhiều mảnh.

Cuối tháng 6.2022, chúng tôi có hành trình đến với Mũi Đôi - điểm cực đông của Việt Nam trên đất liền.

Xuất phát từ một nhà nghỉ ở thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh, người dẫn đường đưa chúng tôi vượt qua bãi cát, đi dọc bờ biển, leo núi, luồn rừng từ 8 giờ sáng, đến 5 giờ chiều mới đến Bãi Rạng ngủ đêm.

4 giờ sáng hôm sau, chúng tôi lại theo chân người dẫn đường luồn rừng, vượt núi, leo chui qua các tảng - hốc đá và bám thang dây lên tảng đá đặt chóp định vị.


 

Du khách khám phá Mũi Đôi chụp hình lưu niệm. Ảnh: Duy Linh
Du khách khám phá Mũi Đôi chụp hình lưu niệm. Ảnh: Duy Linh



Mặc dù chặng đường đi bộ 2 ngày 1 đêm rất khó khăn vất vả, nhưng cảm giác ngắm bình minh, đón ánh nắng mặt trời đầu tiên chiếu vào đất liền Việt Nam là điều thiêng liêng, không thể nào quên.

 

 Đường đi bộ từ thôn Đầm Môn ra Mũi Đôi phải xuyên qua sa mạc cát ven biển. Ảnh: Mai Thanh Hải
Đường đi bộ từ thôn Đầm Môn ra Mũi Đôi phải xuyên qua sa mạc cát ven biển. Ảnh: Mai Thanh Hải
Con đường chạy xuyên qua những cánh rừng trên cát. Ảnh: Mai Thanh Hải
Con đường chạy xuyên qua những cánh rừng trên cát. Ảnh: Mai Thanh Hải
Ven biển bán đảo Hòn Gốm có rất nhiều bãi đá đẹp, có hình thù lạ mắt. Ảnh: Mai Thanh Hải
Ven biển bán đảo Hòn Gốm có rất nhiều bãi đá đẹp, có hình thù lạ mắt. Ảnh: Mai Thanh Hải
Tấm biển chỉ dẫn duy nhất, dọc đường đi.
Tấm biển chỉ dẫn duy nhất, dọc đường đi.
 Bãi Rạng - nơi nghỉ đêm khi đến Mũi Đôi
Bãi Rạng - nơi nghỉ đêm khi đến Mũi Đôi
Giếng nước ngọt hiếm hoi dọc đường. Ảnh: Mai Thanh Hải
Giếng nước ngọt hiếm hoi dọc đường. Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngắm bình minh nơi cực Đông đất liền là trải nghiệm rất khó quên. Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngắm bình minh nơi cực Đông đất liền là trải nghiệm rất khó quên. Ảnh: Mai Thanh Hải


Còn tiếp
Theo Mai Thanh Hải (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.