Các 'đại gia' công nghệ có thể phải chi trả phí triển khai mạng 5G

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các công ty viễn thông châu Âu, trong đó có Orange và Vodafone, từ lâu đã kêu gọi EU yêu cầu các "gã khổng lồ" công nghệ phải trả phí cho lượng băng thông rộng mà họ sử dụng. 
Một biển quảng cáo về mạng 5G tại sân bay quốc tế Zaventem, Bỉ. Ảnh: Reuters

Một biển quảng cáo về mạng 5G tại sân bay quốc tế Zaventem, Bỉ. Ảnh: Reuters

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét yêu cầu các công ty công nghệ lớn (Big Tech) chi trả cho việc triển khai mạng 5G, đồng thời nới lỏng các quy định về sáp nhập trong lĩnh vực viễn thông.

Các công ty viễn thông châu Âu, trong đó có Orange và Vodafone, từ lâu đã kêu gọi EU yêu cầu các "gã khổng lồ" công nghệ phải trả phí cho lượng băng thông rộng mà họ sử dụng. Điều này đã làm dấy lên các cuộc tranh luận gay gắt từ năm ngoái.

Phía Big Tech cho rằng các công ty viễn thông đã nhận được khoản thu từ khách hàng, trong khi đó, những người bảo vệ quyền kỹ thuật số lo ngại điều này có thể tạo ra mạng Internet hai tốc độ.

Các công ty Big Tech đã hy vọng có thể sớm chấm dứt vấn đề này. Tuy nhiên, theo tài liệu của Ủy ban châu Âu (EC), một số quan chức Brussels cho rằng cần lật lại vấn đề.

Ngoài ra, tài liệu cho biết EC có thể xem xét việc mở rộng phạm vi và mục tiêu của khung pháp lý hiện hành nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng, cũng như các quyền và nghĩa vụ tương đương cho tất cả các tác nhân và người dùng cuối của mạng kỹ thuật số.

Phía EU cũng đang xem xét liệu có nên chấp thuận việc sáp nhập viễn thông hay không để đảm bảo các công ty có thể chi trả cho việc triển khai mạng 5G.

Tài liệu chỉ ra “sự phân mảnh” trong thị trường viễn thông EU có thể ảnh hưởng đến khả năng của các nhà khai thác để đạt được quy mô cần thiết đầu tư cho mạng lưới trong tương lai, đặc biệt là các dịch vụ xuyên quốc gia.

Đây cũng là một quan điểm khác so với trước đây của khối này về việc sáp nhập viễn thông.

Dự kiến vào ngày 21/2 tới, EC sẽ trình bày báo cáo của mình, qua đó các bên liên quan sẽ được mời đưa ra phản hồi.

Ngay sau đó, EC cũng sẽ công bố quyết định về việc sáp nhập "gã khổng lồ" viễn thông Orange của Pháp với MasMovil của Tây Ban Nha.

Trước đây, năm 2016, EU đã chặn thương vụ bán nhà mạng Telefonica thuộc sở hữu “ông lớn” viễn thông O2 của Anh cho tập đoàn CK Hutchison của Hong Kong (Trung Quốc).

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.