Cả gia đình ngộ độc nấm rừng, 3 người tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai người lớn và một trẻ nhỏ đã tử vong do ngộ độc nấm rừng. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị suy gan cấp, men gan gấp 200 lần bình thường, rối loạn đông máu

Chiều 20-7, Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội) cho biết tại đây đã tiếp nhận 3 bệnh nhân trong cùng một gia đình được chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang đến cấp cứu trong tình trạng suy gan cấp do ngộ độc nấm - loại nấm chứa độc tố amatoxin.

Người nhà bệnh nhân cho biết ngày 10-7 vừa qua, bà B.T.H (ở Hà Giang) đi rừng hái nấm về nấu cho cả nhà ăn. Bữa cơm gồm có 5 người (3 người lớn và 2 trẻ nhỏ, là các cháu 3 tuổi và 5 tuổi).

Bệnh nhân ngộ độc nấm đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh nhân ngộ độc nấm đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Khoảng 12 tiếng sau ăn, các thành viên xuất hiện đau bụng, nôn mửa, mệt mỏi nên được nhập viện. Một cháu nhỏ bị ngộ độc nặng đã tử vong và một cháu nhẹ hơn được điều trị tại Bệnh viện tỉnh Hà Giang, 3 người lớn được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết 3 bệnh nhân nhập viện gồm bố mẹ và bác của 2 cháu nhỏ. Các bệnh nhân đều có tình trạng suy gan cấp, chỉ số men gan cao gấp 200 lần bình thường, rối loạn đông máu, mạch rất chậm, ảnh hưởng đến huyết động.

Có 2 bệnh nhân rối loạn đông máu rất nặng, suy gan, chỉ số men gan cao kèm suy thận, phải đặt ống nội khí quản, lọc máu hấp phụ.

Mặc dù được theo dõi, điều trị tích cực nhưng tình trạng 2 trường hợp này cải thiện rất chậm, sau đó rơi vào trạng thái hôn mê gan. Đêm 19-7, cả 2 bệnh nhân đã tử vong.

Với trường hợp còn lại là bệnh nhân N., đến thời điểm này sức khỏe đã tiến triển tốt hơn.

Bác sĩ Nguyên cho biết ngộ độc nấm có 2 loại, ngộ độc nhanh và ngộ độc chậm. Loại ngộ độc nhanh là sau khi ăn đến dưới 6 tiếng đã xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như: Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài... Với loại nấm gây ngộ độc nhanh, các cơ sở y tế tại tuyến dưới vẫn kiểm soát, điều trị tốt, bệnh nhân phục hồi nhanh.

Nguy hiểm nhất là các loại nấm gây ngộ độc chậm, phổ biến hiện nay là các loại nấm chứa độc tố amatoxin gây tổn thương gan, suy gan. Sau khi ăn từ 6- 24 tiếng, người bệnh mới có biểu hiện. Lúc đó độc tố đã ngấm vào hết trong cơ thể nên việc điều trị rất khó và phức tạp.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.