Bước đột phá trong sản xuất cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (viết tắt là VnSAT) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ chính với tổng số vốn khoảng 301 triệu USD, được triển khai trong thời gian 5 năm (2015 - 2020) và được gia hạn đến ngày 30/6/2022. Sau 6 năm hoạt động, dự án đã mang lại bước đột phá trong sản xuất cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên.
Đắk Lắk là thủ phủ cà phê của cả nước với gần 210.000 ha, chiếm khoảng 32% diện tích cà phê toàn quốc và 35% diện tích cà phê của vùng Tây Nguyên. Sản phẩm cà phê nhân của tỉnh đã được xuất khẩu đến 58 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy nhiên, việc sản xuất theo quy mô nông hộ khiến loại cây chủ lực này còn phát triển thiếu sự bền vững.
Nhằm thay đổi tư duy, cách thức sản xuất cà phê, từ năm 2015 đến nay dự án VnSAT tập trung hỗ trợ 10 huyện, thị xã, thành phố trồng cà phê của tỉnh với mục tiêu có khoảng 60.000 nông dân được hưởng lợi với 50 tổ chức nông dân (hợp tác xã/tổ hợp tác) được tập huấn, đào tạo áp dụng quy trình canh tác cà phê bền vững. Đến nay, hầu hết các chỉ tiêu của dự án đề ra đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, có 64 tổ chức nông dân được hỗ trợ (đạt 128%), hơn 72.000 nông dân được hưởng lợi (đạt 120%), gần 20.000 ha cà phê được áp dụng quy trình canh tác bền vững (đạt 133%).

Thành viên Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng) thu hoạch cà phê.
Thành viên Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng) thu hoạch cà phê.
Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương, dự án VnSAT được WB bố trí nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng cho người dân 5 tỉnh Tây Nguyên vay để tái canh cà phê. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 1.217 hộ được vay 314,72 tỷ đồng để tái canh trên diện tích 2.145,61 ha cà phê. Qua kiểm tra cho thấy, đa số nông dân tham gia dự án đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao như: vườn cây phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao… Các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê vùng dự án đều có sự liên kết với các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê, như: Hợp tác xã (HTX) Ea Kmát - xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc) liên kết với Công ty TNHH DAKMAN Việt Nam; HTX Ea Tân (huyện Krông Năng) liên kết với Công ty xuất nhập khẩu 2-9 (SIMEXCO Đắk Lắk); HTX Quyết Tiến (huyện Cư M’gar) liên kết với Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk (INEXIM)…
HTX Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (thôn Giang Minh, xã Ea Púk, huyện Krông Năng) là một trong những đơn vị tham gia dự án VnSAT đầu tiên của tỉnh. Hiện HTX có 227 thành viên, diện tích 360 ha, tổng sản lượng cà phê bình quân hằng năm đạt hơn 1.130 tấn. Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Vũ Đức Quân cho biết, năm 2016, đơn vị tham gia dự án VnSAT, thời gian đầu được các chuyên gia của dự án tổ chức tập huấn kỹ thuật về tái canh cà phê bền vững. Nhờ đó, năng suất cà phê của HTX đạt từ 5 - 6 tấn/ha (sản xuất truyền thống chỉ đạt từ 2 - 3 tấn/ha). Thành viên HTX còn được đào tạo quy trình thu hái quả chín, chế biến ướt sau thu hoạch, từ đó hình thành các chuỗi cà phê bền vững. Không dừng lại ở đó, HTX còn được hỗ trợ xây dựng đường giao thông vào khu sản xuất, sân phơi, nhà kho, trụ sở làm việc...

Chế biến cà phê ướt sau thu hoạch tại Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng).
Chế biến cà phê ướt sau thu hoạch tại Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng).
Tương tự, HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thăng Tiến (thôn 7, xã Hòa An, huyện Krông Pắc) ban đầu chỉ có 74 thành viên tham gia liên kết, với hơn 100 ha. Nhận thấy vào HTX có nhiều lợi ích nên số thành viên tham gia đã tăng lên 273 người, với hơn 310 ha. Ông Lê Tấn Dũng, Giám đốc HTX cho hay, đơn vị tham gia dự án VnSAT từ năm 2015, nhờ đó các thành viên được tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, dự án VnSAT đã tác động đến ý thức bảo vệ môi trường của người dân, đó là hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi. Người dân sử dụng dụng cụ, đồ bảo hộ lao động đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, bảo vệ môi trường sinh thái...
VnSAT vừa mới tổ chức Hội nghị thúc đẩy tiến độ thực hiện hợp phần cà phê và công bố kết quả triển khai hoạt động hạ tầng kỹ thuật cà phê đặc sản, cà phê cảnh quan tại TP. Buôn Ma Thuột dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh. Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng khẳng định: "Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Bộ NN-PTNT và dự án VnSAT, ngành cà phê Đắk Lắk đã có bước phát triển bền vững thành các vùng cảnh quan, vùng cà phê đặc sản. Dự án đã góp phần đưa ngành cà phê của địa phương nói riêng và cả nước nói chung phát triển theo hướng bền vững, từ đó gia tăng sản lượng, chất lượng cà phê, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập cho người dân”.
Thế Hùng (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.