Bún riêu bà Vương: Hơn nửa thế kỷ giữ hương vị xứ Bắc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mở cửa đón khách từ năm 1967, quán bún riêu bà Vương (2/13 Trường Chinh, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) được xem là quán bán thức món này lâu đời nhất ở phố núi Pleiku. 56 năm đã trôi qua nhưng tô bún riêu bà Vương vẫn giữ nguyên hương vị thanh nhẹ, mộc mạc đặc trưng xứ Bắc.

Nằm trong con hẻm nhỏ gần nhà thờ Thánh Tâm, quán bún riêu bà Vương là điểm ăn sáng thân quen của nhiều thế hệ khách hàng. Trong mấy chục năm qua, quán bún riêu vẫn gói gọn quy mô hoạt động kiểu gia đình, không biển hiệu, không thuê nhân viên, số lượng bán cố định trong khung thời gian từ 6 đến 9 giờ hàng ngày. Tuy nhiên, quán thường xuyên hết hàng từ rất sớm, thậm chí có hôm tầm 7 giờ 30 phút đã hết hàng.

Chị Huỳnh Bảo Vân (hẻm 90 Trường Chinh, phường Phù Đổng) là một trong những khách ruột của quán bún riêu. Chị Vân chia sẻ: “Từ nhỏ, tôi đã ăn ở quán này. Khi lập gia đình, chuyển nơi ở, tôi vẫn tìm đến quán để thưởng thức bún riêu. Đặc biệt, gia đình chồng tôi và các con cũng rất thích và chỉ ăn bún riêu mua ở quán này. Không chỉ món ăn ngon, hợp khẩu vị, mỗi khi đến đây, tôi có cảm giác thoải mái vì cô chủ quán rất vui vẻ, thường quan tâm hỏi thăm như người trong gia đình”.

Bà Đoàn Thị Kim Liên nối nghiệp kinh doanh quán bún riêu của gia đình gần 30 năm qua. Ảnh: S.C

Bà Đoàn Thị Kim Liên nối nghiệp kinh doanh quán bún riêu của gia đình gần 30 năm qua. Ảnh: S.C

Bún riêu là một trong những món ăn sáng phổ biến và dễ dàng tìm thấy ở Pleiku. Tuy nhiên, khó có thể tìm thấy quán nào hoạt động bền bỉ trong suốt 56 năm qua mà vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng của bún riêu xứ Bắc như quán bà Vương. Đây cũng là yếu tố cốt lõi khiến quán giữ được khách hàng thân quen, thậm chí là nhiều thế hệ trong một gia đình.

Ông Hầu Khải Quang (78 Bà Triệu, phường Phù Đổng) bộc bạch: “Từ hồi mười mấy tuổi tôi đã ăn bún riêu ở quán này rồi. Nay tôi đã 67 tuổi nhưng vẫn rất thích ăn bún riêu ở đây vì hương vị vẫn như xưa, hợp khẩu vị. Từ thời bà Vương bán cho tới con gái là bà Liên bây giờ, quán đều nấu bán có chừng nên thường hết rất sớm. Tôi đi 5 lần thì may ra 2 lần là còn bún. Cả nhà tôi đều mê món bún riêu ở đây”.

Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Đoàn Thị Kim Liên-Chủ quán và là con gái bà Vương-kể: Bà quê gốc ở Thái Bình. Theo tục lệ ở quê, mẹ của bà được mọi người gọi bằng tên của chồng là bà Vương. Năm 1962, cha của bà là ông Đoàn Văn Vương đưa vợ con từ Thái Bình đến sinh sống tại Pleiku. Năm 1967, ông bà Vương mở một quán bán bún riêu nhỏ ngay góc nhà thờ Thánh Tâm. Kể từ đó đến nay, tên gọi bún riêu bà Vương đã trở nên quen thuộc đối với nhiều thế hệ khách hàng. “Từ lúc 13 tuổi, tôi đã theo phụ mẹ bán quán, được mẹ chỉ dạy cách thức nấu bún riêu theo đúng vị quê nhà. Nước dùng ngọt thanh tự nhiên phải được chắt lọc từ xương, thịt, tôm, trứng. Phần riêu phải được giã tay để có độ dai vừa phải. Phần giò phải sử dụng nguyên liệu loại 1. Tôi luôn tâm niệm và làm theo điều đó để giữ gìn chất lượng và hương vị truyền thống. Nhiều người là Việt kiều, là người tỉnh khác sau mấy chục năm quay trở lại đây ăn bún riêu đã nói rằng, hương vị vẫn như xưa, giống như tô bún họ đã từng ăn. Đối với tôi, đó là niềm vui, là phần thưởng vô giá, là niềm tự hào khi nối nghiệp gia đình mấy chục năm qua”-bà Liên chia sẻ.

Ngoài lượng khách ăn tại quán, hầu hết khách hàng mua mang về nên quán thường bán hết từ rất sớm. Ảnh: Sơn Ca

Ngoài lượng khách ăn tại quán, hầu hết khách hàng mua mang về nên quán thường bán hết từ rất sớm. Ảnh: Sơn Ca

56 năm qua, quán bún riêu bà Vương không có nhiều thay đổi, chỉ duy nhất lần dịch chuyển địa điểm năm 2007, từ vị trí góc nhà thờ Thánh Tâm vào trong hẻm 2/13 Trường Chinh. Cũng chính từ quán bún riêu nhỏ này, các thế hệ con cháu trong gia đình được ăn học, dạy dỗ nên người. Bà Lê Thị Sự-con dâu bà Vương-tâm sự: “Năm 1986, tôi về làm dâu và phụ mẹ chồng buôn bán. Khi mẹ qua đời năm 1994, tôi phụ giúp em chồng là cô Liên duy trì quán tới bây giờ. Tầm 3 giờ 30 phút đến 4 giờ sáng là bếp đỏ lửa, rau sống ăn kèm được làm trong buổi sáng giữ vị tươi mới, tương ớt, tóp mỡ hành phi đều do nhà làm. Đa số khách ăn hợp khẩu vị nên quán luôn duy trì được lượng khách quen nhiều năm qua”.

Đôi khi, người ta tìm đến một quán ăn không chỉ để thưởng thức một món ăn ngon. Ngồi một chỗ quen thuộc, gặp những người thân quen để có thể thoải mái, vui vẻ nói cười về những chuyện thường ngày trong cuộc sống chính là những gia vị đặc biệt cho món ăn đó. Thế nên bún riêu bà Vương vẫn được khách hàng lựa chọn, lưu nhớ, bởi đây không chỉ là tô bún riêu đậm đà hương vị xứ Bắc, mà trong đó còn có cả sự kết nối thân tình giữa chủ quán và khách hàng qua những câu chuyện đời thường, lời hỏi thăm mỗi sớm mai.

Có thể bạn quan tâm

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Việt Nam tiếp tục được tôn vinh tại Giải thưởng Ẩm thực Thế giới 2023

Việt Nam tiếp tục được tôn vinh tại Giải thưởng Ẩm thực Thế giới 2023

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Giải thưởng Ẩm thực Thế giới - sáng kiến toàn cầu nhằm tôn vinh sự xuất sắc trong ngành ẩm thực - đã công bố thành phố Hà Nội vinh dự giành giải 'Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023' - Asia's Best Emerging Culinary City Destination 2023. Lễ công bố được tổ chức tại Atlantis The Royal, Dubai, UAE vừa qua.
Cần sự thay đổi trong tổ chức lễ tạ ơn của đồng bào Jrai

Cần sự thay đổi trong tổ chức lễ tạ ơn của đồng bào Jrai

(GLO)- Hiện nay, đồng bào dân tộc Jrai nói chung, người Jrai ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn duy trì tổ chức nhiều lễ hội, nghi lễ sinh hoạt truyền thống như: cầu mưa, cúng giọt nước, mừng thọ ông bà, tổ tiên... Trong đó, lễ tạ ơn ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình là phổ biến nhất.
Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

(GLO)- Không nổi tiếng như những quán ăn lâu đời cùng thời, nhưng quán mì hoành thánh Kế Đô (55 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ khi mở cửa đến nay chỉ chuyên bán ăn đêm. Cũng bởi “lấy đêm làm ngày” mà không phải thực khách nào cũng biết đến quán ăn đêm đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Phố núi.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.