Bộ GD-ĐT lên tiếng vụ nữ giáo viên Tiểu học Sài Sơn B tố bị nhà trường "trù dập"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GD-ĐT đề nghị Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai chỉ đạo kiểm tra, xác minh thông tin vụ nữ giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B tố bị nhà trường "trù dập" và có biện pháp giải quyết, không tạo ra bức xúc trong dư luận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ngày 31-3 cho hay đã có văn bản số 282/NGCBQLGD-HCTH gửi Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị phối hợp với UBND huyện Quốc Oai chỉ đạo kiểm tra, xác minh thông tin và có biện pháp giải quyết, không tạo ra bức xúc trong dư luận.

Cơ quan chức năng sẽ thanh tra, đánh giá lại toàn bộ sự việc - Ảnh: Thanh Hùng
Cơ quan chức năng sẽ thanh tra, đánh giá lại toàn bộ sự việc - Ảnh: Thanh Hùng
Trước đó, sáng 29-3, UBND huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) công bố quyết định thanh tra số 2449/QĐ-UBND, thanh tra toàn bộ sự việc cô giáo Nguyễn Thị Tuất, giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B, tố bị nhà trường "trù dập". Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Đức Uy, Chánh thanh tra huyện Quốc Oai, làm trưởng đoàn, cùng các thành viên đại diện cho các ban ngành: Sở GD-ĐT Hà Nội, Phòng GD-ĐT, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Ủy ban kiểm tra huyện ủy, Công an huyện, để thanh tra toàn diện tất cả các sự việc mà cô Tuất phản ánh.
Theo ông Hoàng Nguyên Ưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, sự việc liên quan đến trường Tiểu học Sài Sơn B đã có nhiều đơn thư tố cáo và đã có giải quyết. Tuy nhiên, gần đây sự việc tiếp tục có những phản ánh từ báo chí nên UBND huyện tiếp tục thành lập đoàn thanh tra lại sự việc. Khi có kết luận sẽ thông tin tới dư luận và báo chí.

Hình ảnh học sinh trùm áo đồng phục cầm thước đánh cô giáo được nữ giáo viên quay lại
Hình ảnh học sinh trùm áo đồng phục cầm thước đánh cô giáo được nữ giáo viên quay lại
Trước đó cô Nguyễn Thị Tuất đã gửi đơn lên cơ quan chức năng trình bày hàng loạt vấn đề khiến cô bị trù dập và bức xúc. Cụ thể, trong quá trình giảng dạy, cô bị nhà trường tìm cách để hạ thấp chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, cô bị Ban giám hiệu phân công giảng dạy không phải thế mạnh về chuyên môn.
Theo cô Tuất, bản thân từng có 6 năm liền là chiến sĩ thi đua từ năm học 2012 đến năm 2018, có nhiều phụ huynh gửi gắm cho con theo học cô. Tuy nhiên, đã có một số cá nhân đứng sau kích động phụ huynh làm đơn không cho con theo học lớp của cô.

Cô Nguyễn Thị Tuất, giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B (huyện Quốc Oai, Hà Nội), tố bị nhà trường trù dập sau khi phản ánh tiêu cực.
Cô Nguyễn Thị Tuất, giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B (huyện Quốc Oai, Hà Nội), tố bị nhà trường trù dập sau khi phản ánh tiêu cực.
Đặc biệt, sự việc càng đẩy đi xa hơn khi cô giáo này tố cáo học sinh khối 5 do cô giảng dạy liên tục quậy phá, hành hung cô giáo. "Cứ đến tiết học của mình, các học sinh đồng loạt làm việc riêng, không học bài, gây mất trật tự… Thậm chí, có những em còn mang theo chăn đến lớp, chơi bài trong giờ học...."- cô Tuất nêu trong đơn và cho biết thêm về việc này, cô đã nhiều lần báo cáo qua các buổi họp hội đồng, họp tổ, Phòng GD-ĐT huyện.
Yến Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.