Bình Định chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp, quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Khai thác, vận chuyển đất tại tỉnh Bình Định khi chưa có giấy phép. Ảnh tư liệu: Phạm Kha/TTXVN
Khai thác, vận chuyển đất tại tỉnh Bình Định khi chưa có giấy phép. Ảnh tư liệu: Phạm Kha/TTXVN

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định giao UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức rà soát, kiểm tra các mỏ khoáng sản thuộc địa bàn; qua đó thống kê, xác định cụ thể các điểm mỏ hết trữ lượng phải lập thủ tục đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường; các mỏ đang lập thủ tục xin cấp phép, thuê đất..., xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, lập danh sách để chuyển giao về cho UBND cấp xã quản lý từ ngày 1/7/2025. Đồng thời phân công cán bộ thường xuyên truy cập, theo dõi camera giám sát được kết nối từ khu vực khai thác của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời phát hiện, có biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn từ xa và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các trường hợp khai thác không đúng quy định.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Chi cục Thuế Khu vực XIII, các Ban Quản lý dự án, ngành và địa phương liên quan tổ chức rà soát tổng thể các mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Bình Định và các mỏ phục vụ thi công một số công trình trọng điểm của tỉnh. Qua đó, đối soát cụ thể khối lượng đã cấp phép, khối lượng đã khai thác thực tế, trữ lượng còn lại tại mỏ, nghĩa vụ tài chính, trách nhiệm hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường…; chủ động truy thu và xử lý đối với các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.

Cùng đó, phối hợp với các ngành nghiên cứu, đề xuất việc nạo vét, thu hồi cát đối với lòng hồ, các công trình thủy lợi, đập dâng để tìm nguồn nguyên liệu phục vụ thi công xây dựng các công trình của tỉnh trên nguyên tắc đảm bảo an toàn các công trình lân cận; đồng thời, rà soát các văn bản chỉ đạo của tỉnh liên quan đến lĩnh vực khoáng sản, đảm bảo chặt chẽ, phù hợp với quy định của Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024.

Theo thống kê, nguồn thu từ khai thác khoáng sản trong 5 tháng đầu năm 2025 của tỉnh Bình Định ước đạt khoảng 120 tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, tất cả các điểm mỏ đã lắp đặt camera giám sát, trong đó có 60/85 mỏ đã kết nối được với hệ thống camera giám sát có chức năng đo đếm lượt xe ra vào; 50 điểm mỏ đã lắp đặt trạm cân (chủ yếu là các mỏ đá, cát). Qua đó, góp phần đưa việc quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và khai thác khoáng sản vẫn còn những hạn chế; một số nơi còn để xảy ra tình trạng khai thác vượt ra ngoài phạm vi, ranh giới được cấp phép, sử dụng khoáng sản không đúng mục đích, hoạt động khai thác làm ảnh hưởng môi trường, nhất là trong việc vận chuyển, chậm hoàn thổ phục hồi môi trường.

Theo Đình Quân (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null