Biến thể Delta đã tới lúc tự hủy diệt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian vừa qua, các chuyên gia đã liên tục cảnh báo về khả năng lây truyền nhanh chóng của biến thể Delta so với các biến thể khác.
Giữa tháng 9, Mỹ ghi nhận con số kỷ lục: hơn 127.000 ca nhiễm biến thể Delta. Kể từ đó, các ca nhiễm đã giảm dần nhưng vẫn còn đáng ngại.
Trong khi Mỹ vẫn đang phải vật lộn với đại dịch Covid-19, số ca ở Nhật Bản lại giảm nhanh chóng tới mức khó hiểu, khiến các chuyên gia tin rằng biến thể Delta gần như tuyệt chủng ở quốc gia này. Dựa trên những gì quan sát được, họ cho rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một trong những khả năng bẩm sinh của vi rút là đột biến.

Biến thể Delta có thể tự tuyệt chủng. Ảnh: Shutterstock
Biến thể Delta có thể tự tuyệt chủng. Ảnh: Shutterstock
Hồi tháng 8, biến thể Delta hoành hành khắp Nhật Bản, gây ra 23.000 ca nhiễm/ngày. Ba tháng sau, Nhật Bản chỉ còn 140 ca/ngày. Tokyo - nơi từng là tâm dịch có ngày chỉ ghi nhận 16 ca mới.
Trong số các giả thuyết xung quanh sự suy giảm thần kỳ này, có ý kiến ​​cho rằng biến thể Delta đã tới lúc tự hủy diệt.
Theo trang tin Medical Daily, một trong những đặc điểm chung của vi rút là khả năng đột biến hoặc tiến hóa. Trong quá trình tái tạo, gien của vi rút có thể mắc “lỗi sao chép” khiến cấu trúc tổng thể của vi rút cũng thay đổi. Những đột biến này rất khác nhau, trong đó một số chủng dễ lây truyền hơn và nguy hiểm hơn. Nhưng cũng có trường hợp đột biến trở thành "ngõ cụt của quá trình tiến hóa", như cách các chuyên gia nhìn nhận trường hợp ở Nhật.
Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Viện Di truyền học Quốc gia (Nhật Bản) trong lúc xem xét enzym sửa lỗi nsp14 của biến thể Delta đã phát hiện ra rằng một số thay đổi gien đã khiến vi rút ngưng tiến hóa. Họ nhận thấy rằng tại một thời điểm nhất định, biến thể Delta vừa phải “lo” sửa lỗi, vừa tiếp tục tự tái tạo. Cứ liên tục như thế, quá trình này dẫn tới "sự tự tuyệt chủng". Nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên trước phát hiện này.
Tiến sĩ Simon Clarke - Trưởng Bộ phận Kỹ thuật y sinh và Khoa học y sinh của Đại học Reading (Anh), cũng đồng quan điểm. “Vi rút đã tích lũy quá nhiều đột biến, do đó không thể tái tạo. Khi ta nhiễm loại vi rút này, nó không nhân bản mà sẽ tự chết đi”, ông chia sẻ. Tuy vậy trường hợp này rất hiếm.
Trong trường hợp ở Nhật Bản, các chuyên gia tin rằng ngoài lý thuyết tự tuyệt chủng, một lý do chính khiến các ca nhiễm giảm mạnh là tỷ lệ tiêm chủng cao. Tính đến nay, 75% người Nhật đã tiêm đủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19.
Theo Uyên Lê (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp: Nơi Đem Lại Nụ Cười Rạng Rỡ, Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Cho Mọi Gia Đình

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp: Nơi đem lại nụ cười rạng rỡ, địa chỉ Nha khoa uy tín cho mọi gia đình

(GLO)-Với tôn chỉ mang đến nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng bền vững cho khách hàng, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp (133 Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.