Biến lắng xuống ở Coteccons, ông Nguyễn Bá Dương xin lỗi cổ đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuần qua, đại hội cổ đông của một loạt tập đoàn lớn đã mang đến những thông tin bất ngờ về các doanh nhân, trong đó gia đình "vua" hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn đón nhận nhiều "sóng gió", ở Coteccons, ông Nguyễn Bá Dương xin lỗi cổ đông...



Bố chồng Hà Tăng chịu "đòn" khủng khiếp

Trong bối cảnh nhiều công ty, tập đoàn đang tổ chức đại hội cổ đông, Sasco của ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng vừa công bố doanh thu 5 tháng đầu năm đạt 551 tỷ đồng, bị sụt giảm tới 53,4% so với thực hiện của cùng kỳ năm 2019.


 

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn



Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, công ty này đặt kế hoạch lãi thấp do trích lập dự phòng lỗ vì không mở cửa quốc tế. Ông Hạnh cũng đánh giá, kỳ vọng mở cửa thị trường quốc tế vào tháng 8/2020 là khó trong khi thị trường nội địa tuy đã phục hồi nhưng lực mua chưa thể quay lại như trước dịch.

Theo vị Chủ tịch này đánh giá, trong suốt cuộc đời chinh chiến thương trường thì đây là lần đối mặt với dịch bệnh khủng khiếp nhất và không ai lường trước được bao giờ có vacxin và lúc nào thì dịch có thể chấm dứt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến triển vọng của Sasco, bởi dịch kéo dài càng lâu thì sức đề kháng của doanh nghiệp cũng đi xuống.

Mẹ chồng Hà Tăng bất ngờ rút khỏi Sasco

Theo dòng diễn biến đại hội cổ đông của Sasco, tập đoàn này bất ngờ thông qua việc miễn nhiệm bà Lê Hồng Thuỷ Tiên (vợ của ông Johnathan Hạnh Nguyễn).

Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên từng được biết đến là một diễn viên nổi tiếng hồi thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm 1995, bà Tiên là Giám đốc điều hành của Siêu thị Miền Đông - siêu thị đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.

Kể từ năm 2004, bà Thủy Tiên nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc điều hành của IPP Group - một doanh nghiệp của gia đình ông Hạnh Nguyễn, do chính ông Hạnh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Vai trò của bà Thuỷ Tiên tại IPP được ghi nhận là đã “góp phần đưa tập đoàn vươn lên tầm cao mới”. Bà Thuỷ Tiên còn được cho biết là đã được nhiều tạp chí danh tiếng quốc tế bầu chọn là một trong những nữ doanh nhân trẻ thành công tiêu biểu tại Việt Nam và khu vực Châu Á.

Nhóm IPP của gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn và bà Thuỷ Tiên đang là cổ đông lớn thứ hai tại Sasco bên cạnh Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Ông chủ mới Vinaconex nói về dòng tiền âm nghìn tỷ

Mới đây, trong đại hội cổ đông thường niên 2020 của Tổng CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam, ông Đào Ngọc Thanh đã trả lời về hoạt động kinh doanh của Vinaconex âm 1.493 tỷ đồng, trong khi năm trước con số này là 50 tỷ đồng.

Theo đó, ông Thanh cho biết, với các khoản tài chính, cá nhân ông không tự quyết định, tất cả đều phải thể hiện trên con số trong báo cáo tài chính đầy đủ.

“Nếu ai thấy có vấn đề gì mà công ty kiểm toán này làm chưa chính xác thì hoàn toàn có thể khiếu nại. Nếu cổ đông thấy HĐQT không minh bạch, có thể chỉ rõ không minh bạch ở điểm nào chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm”, ông Thanh nói.

Ông Thanh cũng cho biết, trước đây Vinaconex ít tham gia đầu tư, trong khi đó từ năm ngoái đến năm nay tổng công ty gia tăng hoạt động. Tổng công ty thực hiện nhiều dự án nhưng chưa ghi nhận dòng tiền.

Biến lắng xuống, ông Nguyễn Bá Dương xin lỗi cổ đông

Một diễn biến đáng chú ý khác trong đại hội cổ đông của Tập đoàn Coteccons là việc, ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch Coteccons đã đến trước phiên họp cùng với Ban lãnh đạo tập đoàn và các cổ đông lớn để ngồi lại với nhau để giải quyết mâu thuẫn vốn đi đến đỉnh điểm.

Theo ông Dương, khi doanh số đi xuống (đặc biệt trong năm 2019), các cổ đông lớn và ban lãnh đạo Coteccons đã nảy sinh mâu thuẫn (mâu thuẫn về quan điểm quản trị doanh nghiệp, bất động ngôn ngữ, văn hoá…).

Ông Nguyễn Bá Dương nhận lỗi về Hội đồng quản trị và trên tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị đã nhận trách nhiệm, xin lỗi cổ đông về việc đã xảy ra sự việc như vừa qua.

Mặc dù vậy, ông Dương cho rằng, khi Hội đồng quản trị đồng lòng thì Coteccons thời gian tới đây sẽ “rất khác”.

Phiên họp ĐHĐCĐ của Coteccons kết thúc với tất cả tờ trình đều được thông qua (trừ tờ trình miễn nhiệm Ban kiểm soát soát được rút).

 

Theo Dân Trí/Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.