Bí ẩn xác ướp đôi nam nữ phủ vàng, bên nhau 2.000 năm trong đền cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các xác ướp được xác định là một đôi nam nữ, có thể là 2 vị quan tư tế dưới triều Cleopatra, có thể nắm giữ bí mật về lăng mộ của vị nữ hoàng vĩ đại này.

Cuộc khai quật tại thành phố cổ Taposiris Magna ở đồng bằng sông Nile của Ai Cập đã hé lộ 2 xác ướp đặc biệt của 2 người có địa vị cao trong triều đại nữ hoàng Ai Cập huyền thoại Cleopatra. Họ được ướp cẩn thận và phủ vàng lá, một hình thức chôn cất xa xỉ chỉ dành cho những nhân vật quyền lực hàng đầu của vương quốc.

Ngôi mộ của họ được đặt sâu trong một ngôi đền cổ, tuy nhiên rất tiếc các cấu trúc mộ không được kín, hai xác ướp đã bị thấm nước nhiều lần trong suốt 2.000 năm và không còn nguyên vẹn như những người chôn cất mong muốn.


 

Một nữ bác sĩ cơ xương khớp trong nhóm nghiên cứu đang kiểm tra tình trạng cơ thể 2 xác ướp - ảnh: ARROW MEDIA
Một nữ bác sĩ cơ xương khớp trong nhóm nghiên cứu đang kiểm tra tình trạng cơ thể 2 xác ướp - ảnh: ARROW MEDIA



Tiến sĩ Glenn Godenho, nhà Ai Cập học từ Đại học Liverpool cho biết 2 người trong mộ là một đôi nam nữ, và rất có thể đều là quan tư tế - một chức sắc tôn giáo cấp cao ở Ai Cập cổ đại, được coi như người kết nối với thế giới của các vị thần.

Những lá vàng trên một trong 2 xác ướp vẫn còn hình ảnh con bọ hung, tượng trưng cho sự tái sinh. Đồ tùy táng của đôi nam nữ còn gồm 200 đồng xu in hình Cleopatra, bằng chứng rõ ràng về thời đại họ tồn tại.


 

Hiện trường ngôi đền cổ - ảnh: ARROW MEDIA
Hiện trường ngôi đền cổ - ảnh: ARROW MEDIA



Đặc biệt, ngôi đền chôn cất đôi nam nữ quý tộc nằm rất gần thành phố Alexandria – thủ đô Ai Cập dưới thời Cleopatra. Việc để cho 2 nhân vật quan trọng trấn giữ ngôi đền này có thể cho thấy nữ hoàng Cleopatra và người tình Mark Anthony của bà rất có thể được chôn cất ngay gần đó.


 

Ảnh: ARROW MEDIA
Ảnh: ARROW MEDIA
Tình trạng đôi nam nữ không được tốt do nước đã tràn vào mộ - ảnh: ARROW MEDIA
Tình trạng đôi nam nữ không được tốt do nước đã tràn vào mộ - ảnh: ARROW MEDIA


Thành phố cổ tìm thấy xác ướp đôi nam nữ cũng mang ý nghĩa đặc biệt. Để trở thành người thống trị hoàn hảo trong mắt người dân Ai Cập, Cleopatra nhiều lần cố gắng xây dựng hình ảnh mình và người tình như nữ thần Isis và Osiris – em trai và cũng là chồng bà. Theo thần thoại, Osiris sau đó bị giết hại, xẻ xác ra nhiều mảnh và đem xác rải khắp nơi. Nữ thần Isis đã đi nhặt từng mảnh xác chồng và tái sinh ông. Taposiris Magna chính là "mộ phần của Osiris" theo tiếng Ai Cập cổ đại! Vì vậy, đó có thể là nơi Cleopatra chọn an nghỉ cùng người tình.

Lăng mộ nữ hoàng Ai Cập Cleopatra được cho là xây dựng vào năm 30 trước Công Nguyên, bên bà còn có người tình Anthony. Tuy nhiên dù nỗ lực truy tìm, các nhà khảo cổ hiện đại vẫn chưa thể tìm ra dấu vết lăng mộ của cặp đôi nổi tiếng này.

Theo Anh Thư (NLĐO, The Guardian, Daily Mail)
 

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.