Bí ẩn tộc người chiến binh biến mất vì một loài sinh vật tuyệt chủng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy khi một loài hải mã Greenland độc nhất vô nhị tuyệt chủng vào thế kỷ 15, nó cũng mang theo cả nền văn minh Viking huyền thoại.



Nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh), Đại học Oslo và Đại học Trondheim (Na Uy), đứng đầu bởi tiến sĩ James Barrett từ Đại học Cambridge, đã phân tích những đồ tạo tác tinh xảo bằng ngà của loài hải mã cổ đại và đặc biệt từng tồn tại ở Greenland cùng 67 mảnh hộp sọ của sinh vật bí ẩn này để tìm lại đoạn lịch sử bị mất những năm 1400.

 

 2 quân cờ bằng ngà hải mã cổ do người Viking tạo nên - ảnh: REX
2 quân cờ bằng ngà hải mã cổ do người Viking tạo nên - ảnh: REX



Theo đó, từ thế kỷ thứ 15 trở về trước, ở hòn đảo vùng cực Bắc Greenland từng tồn tại một loài hải mã (còn có tên gọi khác theo phiên âm tiếng Pháp là con moóc) đặc biệt. Nó đã tuyệt chủng từ 600 năm về trước. Những con hải mã mà chúng ta thấy ngày này chỉ là anh em cùng họ.

Chính loài hải mã này đã tạo nên sinh kế cho những người Viking lưu vong. Trước đó, họ bắt đầu định cư ở Greenland từ năm 950, sau khi bị đẩy khỏi quê hương Exile. Ở nơi định cư mới, tộc người chiến binh này đã dùng tài săn bắn để lấy ngà hải mã tạo nên những vật vô cùng tinh tế.


 

Một hộp sọ của hải mả Greenland đã tuyệt chủng - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Một hộp sọ của hải mả Greenland đã tuyệt chủng - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp




Kết quả phân tích các đồ tạo tác cổ cho thấy hầu hết ngà hải mã được giao dịch khắp châu Âu thời trung cổ có nguồn gốc từ người Viking ở Greenland, bởi chất ngà chỉ thuộc về loài hải mã đặc biệt đó.


 

 Một người họ hàng còn sống, mang vóc dáng tương đồng loài hải mã Greenland cổ đại đã tuyệt chủng - ảnh: SHUTTERSTOCK
Một người họ hàng còn sống, mang vóc dáng tương đồng loài hải mã Greenland cổ đại đã tuyệt chủng - ảnh: SHUTTERSTOCK



Thế nhưng sau nhiều năm duy trì được xã hội Viking ở miền đất mới, họ lại tiếp tục lâm vào đường cùng khi loài hải mã độc đáo của đảo Greenland bị săn bắt đến tuyệt chủng. Mất sinh kế, họ tiếp tục tan rã, lưu vong, dân số suy giảm. Huyền thoại về người Viking chấm dứt từ đó.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Quaternary Science Reviews.

 

A. Thư (NLĐO/Theo Daily Mail, Science Daily)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.